CẢM NHẬN GAME PSYCHEDELICA OF BLACK BUTTERFLY

LƯU Ý: BÀI VIẾT NÀY SPOIL RẤT NHIỀU VỀ NỘI DUNG GAME. CÁC BẠN CẦN CÂN NHẮC TRƯỚC KHI ĐỌC

Được viết bởi Anonymous.

I/ Giới thiệu Psychedelica of black butterfly

Psychedelica of black butterfly là một otome game được phát triển bởi Otomate, sau được phát hành Idea Factory cho hệ máy Vita. Bản PC ra mắt vào tháng 11/ 2018 bởi Intragames và Idea Factory.

Các bạn có thể mua game tại đây: STEAM. Game chơi trên PC nhé.

1/ Otome game

Otome game là game dạng visual novel, có mục đích hướng về nữ giới. Tuy nhiên, một số người vẫn hiểu lầm cụm từ “hướng về nữ giới”, sau đó quy chụp otome game thành những thể loại ngôn tình, tình yêu hường phấn. Thực chất quan niệm này là sai lầm và có phần lạc hậu. Bởi rõ ràng, nội dung của otome game không chỉ bị giới hạn trong quan hệ tình yêu, mà còn lấn sang rất nhiều quan hệ khác tồn tại trong xã hội với những triết lí, nhân sinh quan sâu sắc về con người, sự kiện, cuộc sống. Hơn nữa, otome game, suy cho cùng vẫn là một nhánh của nghệ thuật, mà nghệ thuật thì tự bản thân nó đã không chịu sự gò bó của bất cứ ai, hay bất cứ thế lực nào. Nghệ thuật luôn khao khát sự thay đổi, sự sáng tạo để đồng hành cùng với những biến chuyển của thời đại. Có người từng nói rằng: nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống và đích đến của nó cũng là cuộc sống. Vì vậy, otome game cũng thửa hưởng những đặc trưng cơ bản khác của nghệ thuật, thiết thực với đời sống, sâu sắc, nhân văn. Soi chiếu bản thân mình trong nội dung game, trong mối quan hệ với các nhân vật, tôi tin rằng các bạn sẽ nhìn được rất nhiều điều trong đó: những bế tắc, lo âu, vui vẻ,… chứ không chỉ là những câu chuyện tình thuần túy.

Vì những lí do trên, ta có thể kết luận không phải otome nào cũng tập trung vào yếu tố lãng mạn. Tuy nhiên, nếu nói tuyệt đối không có sự lãng mạn giữa các nhân vật thì lại hoàn toàn không phù hợp. Trong hầu hết các otome game, người chơi thông qua lựa chọn vẫn cần xây dựng cho mình tình yêu với những chàng trai. Điều quan trọng là ở người viết kịch bản muốn hướng câu chuyện về chủ đề gì và xác định đối tượng sử dụng là ai. Tình yêu chắc chắn phải tồn tại trong cốt truyện, nhưng nó là chính yếu hay thứ yếu, là gia vị chủ đạo hay chỉ là gia vị dậy mùi, là hương thơm nồng nàn hay chỉ là mùi hương thoảng qua, là cụ thể rõ ràng hay mờ nhạt trong sương khói, là một chuyện tình đẹp đẽ hay câu chuyện bế tắc, đau đáu,…tất cả nằm ở tay người viết kịch bản.

2/ Psychedelica of black butterfly

“Câu chuyện bắt đầu với nhân vật nữ chính tỉnh dậy ở một tòa biệt thự hoàn toàn xa lạ và cô hoàn toàn không nhớ vì sao cô lại ở đây. Càng bối rối hơn khi cô nhận ra rằng mình không nhớ bất cứ thứ gì về quá khứ, thậm chí là tên của mình. Tuy nhiên, trước khi có thể nắm bắt được tình huống éo le của mình, cô đột nhiên bị tấn công bởi một con quái vật to lớn, rùng rợn và không còn cách nào khác, cô phải chạy bán sống bán chết để giữ mạng.
Cuối cùng, nữ chính gặp được những người khác cùng chung tình cảnh với cô, họ cũng không nhớ thứ gì về bản thân cũng như quá khứ của họ. Chỉ với mệnh lệnh bí ẩn “Hãy hoàn thành chiếc kính vạn hoa”, cả nhóm bạn bắt đầu khám phá tòa biệt thự, bắn hạ những con bướm đen kì dị xung quanh những con quái vật để tìm lại kí ức của mình.”

(Đã được tạm dịch bởi người viết, Nguồn: Visual Novel Review )

 Con quái vật to lớn tấn công nhân vật chính

Psychedelica of black butterfly có thể xem là một otome game rõ ràng để minh chứng cho những điều mà tôi đã nói ở trên. Những phân cảnh ôm hôn, thể hiện tình yêu nồng nàn thắm thiết không phải là trọng tâm nội dung của game, mà ngược lại, cái chính ở đây là những bí ẩn trong trong căn biệt thự, những góc khuất trong tâm hồn của từng nhân vật với không khí lạnh lẽo, rùng rợn, hướng chút tâm linh bao trùm cả cốt truyện. Vì vậy, khi nhắc đến tựa game, sẽ có rất nhiều người khuyên bạn rằng, nếu bạn là một người chỉ thích xây dựng mối quan hệ ngọt ngào làm tan chảy trái tim, với những giây phút thăng hoa hạnh phúc của nhân vật thì game này có thể không phù hợp với bạn.

II/ Nội dung

Để thuận tiện theo dõi, tôi sẽ hệ thống các nhân vật và tình trạng của họ. Tựa game diễn ra ở hai thế giới, chủ yếu ở “thế giới giữa sống và chết” – một nơi giao thoa giữa kẻ sống và người chết và thế giới thứ hai là ở thế giới thực. Một số nhân vật cần quan tâm:

BENIYURI/AI

Beniyuri (thế giới khác)

Ai (Thế giới thực)

YAMATO/TAKUYA KANDA

Yamato (thế giới khác)

Takuya Kanda (Thế giới thực)

MONSHIRO/KAZUYA KANDA

Monshiro (thế giới khác)

Kazuya Kanda (Thế giới thực) – Hôn mê sâu

KARASUBA/AKI

Karasuba (thế giới khác)

Aki (Thế giới thực)

KAGIHA/NATSU

Kagiha (thế giới khác)

Natsu (Thế giới thực) – Đã chết

Phần nội dung ở mục trên chỉ là giới thiệu sơ, còn phần này là những cảm nhận, phân tích của tôi về nội dung truyện. Với cá nhân tôi, cốt truyện được xây dựng khá chặt chẽ, và đặc biệt là rất nhân văn. Câu chuyện hơi kinh dị, hơi tâm linh, nhưng suy cho cùng vẫn xoay quanh một vấn đề rất đời thường: những con người quẩn quanh, bế tắc, mắc kẹt trong quá khứ của mình. Phải, toàn bộ nhân vật, trừ Kazuya và Natsu (bởi hai người này có những vấn đề khác), đều bị ám ánh bởi quá khứ, và không thể nào tiếp tục sống cho hiện tại và tiến về tương lai được. Cái ngày hè định mệnh bọn trẻ đi khám phá tòa lâu đài hoang, cũng chính là cái ngày đã giữ chân bọn trẻ để chúng không thể bước tiếp, bởi vào ngày hôm đó, số phận đã cướp đi một người bạn thân và cũng là tình đầu của nữ chính, Natsu, đồng thời giáng một nỗi bất hạnh xuống gia đình Kanda, mà người chịu đau đớn nhiều nhất về mặt tinh thần là Takuya khi em trai của cậu (Kazuya) rơi vào hôn mê sâu. Sự mất mát là điểm bắt đầu, nhưng nó tạo ra một chuỗi những mất mát khác. Sau sự ra đi của Natsu và tình trạng hôn mê của Kazuya, nhóm bạn không còn như xưa nữa. Vết nứt đã xuất hiện, nhanh chóng lan rộng ra, phá hủy hoàn toàn nhóm bạn. Mỗi người phải chuyển đến nơi khác sống.

Mười năm trôi qua, cứ ngỡ họ đã có thể quên đi, gạt đi quá khứ để sống tiếp, nhưng không. Họ vừa thay đổi, nhưng chẳng thay đổi gì cả. Họ thay đổi về ngoại hình, dĩ nhiên. Họ thay đổi về tính cách, có lẽ đúng. Nhưng tôi biết có một thứ suốt 10 năm đằng đẵng vẫn không hề thay đổi, đó là tâm hồn của họ. Phải, phần hồn của họ đã “chết”, đã bị vướng lại tại tòa lâu đài vào ngày định mệnh ấy, như thể có một huyễn lực mạnh mẽ ghê gớm đã cản chân và giữ họ quẩn quanh mãi trong không – thời gian ấy, và như thể… tâm hồn họ đã từ chối tiến lên, từ chối thoát khỏi đó. Takuya mãi mang trong mình sự dằn vặt khôn nguôi khi cứ nhớ lại hành động ấu trĩ bồng bột của mình. Ai luôn tự trách, cứ bám lấy trong quá khứ để tìm thấy sự bình yên, để tránh bị tổn thương. Aki nỗ lực thay đổi bản thân, nhưng ko lúc nào hài lòng, vui vẻ. Càng đi sâu vào câu chuyện, ta sẽ lại biết thêm về nội tâm của Kazuya và Natsu, những con người đã kẹt lại tại một thế giới khác trong hơn 10 năm trời. Mỗi nhân vật sẽ được phân tích chuyên sâu ở dưới.

Câu chuyện được kể với ngôi thứ nhất, tức được kể lại với góc nhìn của nhân vật nữ chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi sâu vào nội tâm của nữ chính với những cảm nhận khá sâu sắc. Lấy nữ chính làm điểm tựa và soi chiếu trong mối quan hệ với các nhân vật khác, từng nhân vật sẽ được hiện rõ qua từng hành động, các đoạn đối thoại. Vì các nhân vật trong game có chiều sâu tâm lí khá phức tạp, nên buộc ta phải để ý đến từng chi tiết, từng lời thoại, từng cử chỉ, từng dấu hiệu, kí hiệu tồn tại trong game được thuật lại qua con mắt của nữ chính. Thừa hưởng tinh thần “tiểu thuyết đa âm” của Mikhail – Mikhailovitch Bahktin (1895 – 1975), “chữ nghĩa không có giá trị gì, nếu ta tách nó ra khỏi lời nói. Và lời nói cũng không có ý nghĩa gì, nếu ta tách nó ra khỏi đối thoại”Umberto Eco (1932 – 2016) “tác phẩm nghệ thuật là một thông điệp bản chất nhập nhằng, có thể có nhiều nghĩa trong cùng một kí hiệu. Tính cách mơ hồ không rõ nghĩa này trở nên một cứu cánh, một giá trị của tác phẩm, đứng trên mọi giá trị khác”, càng tinh ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt bao nhiêu, lại khám phá ra càng nhiều những ý nghĩa bề sâu nằm dưới những con chữ, bởi “ý nghĩa tác phẩm không phải là tổng số nghĩa những chữ trong sách, mà ở trong toàn bộ tạng phủ tác phẩm” (Jean – Paul Sartre).

Trở lại với cốt truyện, vì sao tôi lại cho rằng những tình huống, nhân vật ở đây rất gần gũi, rất đời thường? Có lẽ đơn giản là vì ai rồi cũng sẽ trải qua mất mát, ở đây tôi muốn nói mất mát theo nghĩa rộng nhất. Mất đi ai đó mà mình yêu thương, đó là một điều không thể tránh khỏi. Hãy nhìn vào thực tế, bạn có biết câu hát “Mỗi mùa xuân qua, mẹ tôi già thêm một tuổi. Mỗi mùa xuân qua, ngày tôi xa mẹ càng gần”. Và hãy nhớ lại nhiều lần báo chí đưa tin, học sinh trung học nọ hi sinh thân mình nhảy xuống sông cứu bạn, hay nhóm học sinh nọ liều lĩnh chế thuốc nổ, một học sinh tử vong. Tôi tự hỏi, là những người trong cuộc, sau khi mọi chuyện đã ổn thỏa, họ sẽ có cảm giác gì, tâm trạng ra sao. Mỗi một sinh linh ra đời, đâu đó sẽ có người ra đi, bằng cách này hay cách khác, do bản thân hay lỗi số phận. Và mỗi sự ra đi như thế trở thành một vết hằn không thể xóa nhòa bởi bất cứ thứ gì, kể cả thời gian. Nó cứ ở đó, yên tĩnh, yên phận, như chỉ nhắc ta rằng, đã có một người trong đời ta vĩnh viễn ra đi. Hãy hỏi ba mẹ bạn, xem ba mẹ bạn hiểu cảm giác mất đi người mình yêu thương là gì. Hãy hỏi người quen của bạn, bạn bè của bạn, có thể rất nhiều người trong số họ đã biết được nỗi đau ấy. Nó diễn ra xung quanh chúng ta, nhưng dường như nó quá gần đến mức ta không nhận ra, có lẽ vì nó xảy ra với những người quá gần ta. Nhưng điều quan trọng hơn, hãy hỏi họ, họ đã vượt qua mất mát đó như thế nào. Làm cách nào để họ vượt qua những đau đớn trong quá khứ, để tiếp tục kế thừa ý chí và ước nguyện của họ trong chuyến hành trình còn lại của cuộc sống. Và hãy thử suy nghĩ về câu chuyện của những học sinh tôi vừa kể cho bạn, bạn có nghĩ rằng sẽ có người trong số họ sẽ luôn tự trách mình, kiều như: “Nếu không vì tôi, cậu ấy sẽ không như thế” hay như “Nếu tôi nghe lời hơn chút nữa”, hay “Sao mình có thể ngu ngốc đến vậy chứ”, và sẽ nhiều nhiều cái “sao”, cái “giá như”, cái “nếu như” đeo bám, khiến họ mặc cảm, tội lỗi suốt cả quãng đời còn lại. Có thể lắm chứ, bởi ta không thể hi vọng ai cũng mạnh mẽ như nhau khi đối diện với các vấn đề của cuộc sống được. Có người tiếp tục vươn lên, có người đã chết tại thời điểm họ mất đi người quan trọng với mình.

Có thể bạn nghĩ rằng những tình huống ấy chỉ là tưởng tượng để thêm phần kịch tính, nhưng có lẽ chỉ cần bạn chú tâm, tinh tế, đặt mình trong các tình huống, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều cuộc đời vô danh xung quanh bạn cũng gặp tình trạng tương tự, hoặc gần giống như thế.
Psychedelica of black butterfly, chỉ là một tấm gương phản chiếu nhỏ trong muôn vàn bế tắc sự mất mát tạo ra cho ta, khi sự mất mát đau thương diễn ra khi các nhân vật còn quá nhỏ tuổi.

Nếu bạn tinh ý, bạn cũng sẽ có thể nhìn ra một số thứ khá thú vị ở cách tạo thế giới trong game. Thế giới trong game, như đã nói, là “thế giới giữa sự sống và cái chết”, là nơi mà linh hồn người chết sẽ đi ngang qua trước khi vào bánh xe luân hồi và được tái sinh. Đến đây thì có lẽ không ít bạn sẽ nhanh chóng nghĩ đến Angel Beats, một bộ anime đã lấy đi nước mắt của khá nhiều người. Hoặc gần hơn nữa, nếu bạn có quan tâm đến otome game thì Bad Apple Wars cũng lấy bối cảnh thế giới tương tự. Dĩ nhiên vẫn sẽ có một số điều khác biệt giữa những tác phẩm tôi kể trên, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, hiện nay tôi vẫn chưa thể làm rõ được dụng ý nghệ thuật cũng như hiệu quả của nó trong từng tình huống. Vì thế, nếu bạn đọc nào có hứng thú có thể thử tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của cách lấy bối cảnh đặc biệt như thế.

III/ Nhân vật

Chơi ở Common Route, ta sẽ dễ dàng nhận ra Beniyuri là một cô gái rất yêu gia đình, lạc quan (hoặc ít nhất là luôn cố gắng để mình trở nên lạc quan). Qua các hành động được các trai của chúng ta nhận xét là liều lĩnh, bất cẩn, Beniyuri còn là một người khá tin người, thậm chí có thể nói là hiếm khi nào cảnh giác với người lạ. Cô luôn cố gắng mang lại niềm vui cho mọi người bằng chất giọng rất sáng và năng nổ (điều này phải cám ơn seiyuu cùa cô). Tuy nhiên, nếu ta muốn hiểu rõ về con người cô cùng sự phức tạp nội tâm, ta cần phải đến với Real World.

Real World diễn ra ở thế giới thực, trước khi mọi chuyện bí ẩn xảy ra với cô và những người bạn. Ở route này, cô gặp lại những người bạn thơ ấu của mình, trước tiên là Aki, và về sau là Takuya sau 10 năm xa cách. Tại đây, thông qua những lời tường thuật của cô, nội tâm có lần lượt được vén màn.

a) Sự bế tắc

Hãy chú ý đến đoạn hội thoại nhỏ giữa Ai và em gái của mình:

Sister: He says he’s gonna give me a big diamond ring one day! I’ll invite you to the wedding, of course
Ai: I hope that promise works out.
(Tạm dịch:
Em gái: Cậu ấy [bạn trai] nó rằng cậu ấy sẽ tặng cho em một cái nhẫn kim cương bự thiệt bự vào một ngày nào đó. Dĩ nhiên là, em sẽ mời chị đến đám cưới của chúng em
Ai: Chị mong lời hứa ấy sẽ thành sự thật)

Nếu đã chơi qua tựa game, bạn sẽ biết rằng trước đây trong quá khứ, lúc cô còn nhỏ, cô cũng đã nhận được một món quà tương tự như vậy. Natsu đã làm nó từ những nhánh cỏ và trao nó cho cô bé với một lời hẹn ước rằng, sau này cả hai sẽ cùng lấy nhau, nên vợ nên chồng. Việc sắp đặt một đoạn hội thoại như thế, với tình huống gần giống như vậy vô tình đã khiến cho cô nhìn thấy bản thân mình trong đứa em gái bé bỏng. Câu nói “ I hope that promise works out” trong trường hợp này được phát ngôn một cách đau đớn, khi nó khiến cô nhớ lại mảnh kí ức mà từ rất lâu cô đã muốn quên đi , đồng thời chúc phúc cho lời hứa giữa em gái và cậu bạn trai trở thành sự thực trong khi câu chuyện giữa Ai và Natsu mãi mãi dừng lại ở kí ức, không thể được viết tiếp. Và như một dòng sông bị ngăn lại bởi một cái đập quá lâu, giờ đây khi cái đập ấy xuất hiện những vết nứt đầu tiên, dòng nước “kí ức’ dùng năng lượng mạnh mẽ của nó để đập vỡ, khiến vết nút ngày càng lớn hơn và cuối cùng là cả một dòng nước hung bạo, gào thát kéo về tựa một cuộc trả thù vì đã giam kín và làm lơ nó quá lâu.
Gặp lại Aki là một điều tuyệt vời với cô. Và Aki vốn có cảm giác với Ai. Nhưng mặc cho Aki có tỏ ra ân cần quan tâm cách mấy, cô vẫn luôn giữ một khoảng cách nhất định. Nếu ta cứ bám theo câu nó của người xưa: “Nam nữ thọ thọ bất tương thân” thì ổn thôi, vì dù gì cả hai người cũng là học sinh, và có khi cô cũng chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ. Nhưng ở tình huống của cô, vấn đề không nằm ở đó, mà lại nằm ở quá khứ, một biểu hiện rõ ràng của sự vướng mắc. Xét tiếp đôi dòng suy nghĩ của cô ngay sau khi cô chúc em gái mình, nhận định của ta về nhân vật này sẽ rõ ràng hơn:

“Ever since that, I’ve felt guity about getting close to other boys” (Tạm dịch: “Kể từ khi đó [có thể là khi hai người đã hứa hẹn với nhau, hoặc là khi tai nạn xảy ra khiến Natsu ra đi mãi mãi], tôi cảm thấy tội lỗi khi gần gũi với những đứa con trai khác). (1)

“Over and over again, I just keep reflecting on the past” (Tạm dịch: Lúc nào cũng thế, tôi cứ mãi suy nghĩ và bám vào quá khứ của mình) (2)

Cả hai câu này đều rõ ràng đang bổ sung ý cho nhau. Vì mãi bám vào quá khứ mà không thể tiến lên. Vì mãi bám vào quá khứ mà không thể gần gũi với bất cứ đứa con trai nào khác vì mặc cảm tội lỗi. Trong tâm trí cô, chỉ có mỗi Natsu, và duy nhất Natsu tồn tại. Ở một phương diện nhỏ, ta có thể xét đây là sự chung tình. Nhưng không thể phủ nhận rằng, hình bóng Natsu đang ám ảnh cô, đang đè nặng cô, khiến cô không thể đặt và phát triển mối quan hệ với ai khác, dù đó là bất kì dạng thức quan hệ nào. Có ý kiến phản biện rằng, có rất nhiều người sau khi vợ/ chồng/ người yêu chết, họ quyết định ở vậy đến cuối đời và không có gì bất thường. Phải, nhưng trong hiểu biết của tôi cho đến thời điểm này, tôi sẽ thấy nó khá bất thường khi suy nghĩ đó hiển hiện ở một cô bé từ lúc nhỏ cho đến khi đã là học sinh cấp ba, và cảm giác “tội lỗi khi ở gần đứa con trai nào khác” đồng nghĩa với việc, cô thậm chí không thể thiết lập tình bạn với người khác giới. Với tôi, điều đó chắc chắn bất thường, là biểu hiện của việc mắc kẹt trong quá khứ.

Thực chất, có thể thấy rằng, quá khứ không chỉ đeo bám mỗi Ai, mà còn bám lên cả hai người còn lại và phủ lên mối quan hệ giữa ba người một không khí kì quặc, căng thẳng mà ở những phần sau ta sẽ bàn sâu hơn.

Và đỉnh cao của sự việc là màn tranh cãi sau đây

Aki: Do you still have feelings for Natsu, Minato? Is that why you keep turning me down? (…)You’re still chasing over Natsu’s ghost
Ai: Don’t talk like that, Aki
Aki: You’re always so passive! Natsu is gone, Minato!
He covers his mouth. He knows that he had scrossed a line
(…)
Ai: You’ve changed, Aki. You’re nothing like how I remember you. Back then, you were a lot nicer. And more sensitive, and…
Aki: Who cares about the old me
(…) You’re damn right, I’ve changed. I changed because I wanted to. I’m not that weak little kid that everybody picked on. I’ll never, ever let that happen again. (…) All you see is who I used to be. You don’t notice anything about who I am now

(Tạm dịch
Aki: Cậu vẫn còn yêu Natsu phải không Minato [họ của Ai]? Đó là lí do câu luôn cố gắng từ chối mình phải không? (…) Cậu vẫn luôn đuổi theo bóng ma của Natsu thôi
Ai: Đừng nói những lời như thế Aki
Cậu ấy bịt miệng mình lại. Có lẽ cậu ta cũng biết bản thân mình đã đi quá giới hạn
(…)
Ai: Cậu đã thay đổi Aki à. Cậu hoàn toàn không như những gì mà mình nhớ. Hồi đó, cậu tốt hơn. Cậu còn nhạy cảm hơn, và…
Aki: Ai thèm quan tâm cái quái gì về con người cũ của mình chứ

(…) Ờ phải, đúng, cậu đúng đấy, mình đã thay đổi. Mình thay đổi vì mình muốn như thế. Tôi không còn là một đứa nhóc yếu đuối để người ta bỡn cợt khinh thường nữa. Tôi sẽ không bao giờ cho phép chuyện đó diễn ra một lần nữa (…) Ai, tất cả những gì cậu thấy chỉ là con người quá khứ của mình. Cậu chả thèm nhìn con người đang đứng trước mặt cậu, đang hiện diện trước con mắt của cậu cả.)

Có lẽ không còn gì phải phân tích về đoạn hội thoại trên nữa, bởi tự những con chữ đã nói lên tất cả. Tất cả những gì trong con mắt của cô, đều mang dáng hình quá khứ. Thời gian đối với cô đã dừng lại, đã chết tại tòa biệt thự đó. Cũng chính vì thế, cô từ chối chấp nhận thực tại, những đổi thay đã diễn ra xung quanh mình.

Đi sâu hơn nguyên nhân khiến cô như thế, ta buộc phải lặn vào trong dòng suy nghĩ của cô chứ không thể phán đoán dựa vào đối thoại nữa. Tất cả bắt đầu từ sự hối hận, sự dằn vặt trước hành động của mình: “If only I hadn’t urged them all to go exploring, none of it would have happened. If only we hadn’t foolishly crossed that lake. If I hadn’t worn that ribbon…If I hadn’t joined the summer camp (Tạm dịch: Giá như tôi đã không đòi bọn họ đi khám phá tòa lâu đài đó, sẽ không có chuyện gì xảy ra cả. Giá như tôi đã không ngu ngốc đi qua cái hồ đó. Giá như tôi đã không mang dây ruy băng đó… Giá như tôi không tham gia trại hè năm đó). Từ “giá như” (if only) lặp đi lặp lại rất nhiều lần, là sự nuối tiếc, giằng xé tâm can. Và một điều thú vị, chúng ta thấy sự nuối tiếc ày được trình bày khá lớp lang, từ nhỏ đến lớn: đầu tiên cô nuối tiếc hành động trực tiếp của mình, sau đó cô lại ân hận việc cô đeo dây ruy băng của mẹ đã trao cho cô, thậm chí xa hơn nữa, cô hối hận việc mình có mặt trong chuyến đi chơi đó. Từng chút một, cảm giác tiêu cực ấy lan rộng ra, mạnh mẽ hơn, mù quáng hơn để đến cuối cùng, tiếp tục mạch hối tiếc ấy trong mạch truyện chính diễn ra tại một thế giới khác, cô phải đau đớn gào lên rằng: “giá như tôi chưa hề tồn tại”.

Sự mặc cảm dẫn đến sự sợ hãi, trong trường hợp này là sự sợ hãi phải bước lên. Ai lúc nào cũng dằn vặt mình với hai tiếng “giá như”, và dần dần cô thu mình lại vào trong lớp vỏ của mình: “I fear loss. And so, I fear having anyone or anything in my life” (Tạm dịch: Tôi sợ phải trải qua cảm giác mất mát. Và vì thế, tôi sợ có một ai đó hoặc cái gì đó bước vào cuộc đời mình). Đến đây, thế giới quan của cô đã rõ hơn bao giờ hết. Cô phải giam mình trong chiếc lồng quá khứ để lúc nào cũng tự trách bản thân, và đồng thời cũng bảo vệ chính bản thân mình: cô sợ phải bước tiếp và có thể phải trải qua nỗi đau mất đi người mình yêu quý một lần nữa. Nỗi sợ đó, đã nuôi dưỡng trong cô một suy nghĩ mới, thậm chí có thể xem như một chân lí (với cô): nếu ta có ai đó hoặc thứ gì đó, sẽ có nguy cơ một ngày nào đó nó/người đó sẽ mất đi, và kẻ ở lại, sẽ là kẻ đau đớn tột cùng, vậy nếu như ngay từ ban đầu ta không có bất cứ thứ gì hết thì chắc chắn sẽ chẳng có thứ gì mất đi cả, và vì thế, ta sẽ không bao giờ bị đớn đau.

b) Suy nghĩ độc đáo trong một số tình huống

Xuyên suốt game, người chơi sẽ gặp nhiều suy nghĩ, linh cảm khá đặc biệt của nữ chính với con người và những sự việc diễn ra xung quanh mình. Đó là một điểm rất lợi thế để ta phân tích dàn trai cùng một số sự việc diễn ra trong truyện, để hiểu hơn về toàn bộ nội dung game vì hầu hết, những suy nghĩ ấy đều mang dụng ý nhất định. Ở đây, tôi chỉ lấy một ví dụ điển hình trong Real World, khi Ai nhận xét về việc vì sao nhóm bạn thân này buộc phải tan rã. Ở thời điểm này, cô tin vào một thực thể quyền năng tồn tại vượt trên con người, sắp đặt mọi thứ và cô có nhận định như sau: “If we had stayed together, none of us would have ever moved on from what happened that day. We’d hurt each other without meaning to, and it would’ve turn us to pieces” (Tạm dịch: Nếu chúng ta không chia li, có lẽ không ai trong chúng ta sẽ có thể bước tiếp từ những gì đã xảy ra hôm ấy [ngày xảy ra tai nạn]. Chúng ta sẽ vô tình làm tổn thương nhau, và nó sẽ hủy hoại toàn bộ, xé toạc từng mảnh tâm hồn của ta). Ở đây, thoạt nhìn sơ qua, thì nhận định của Ai có thể đúng, đặc biệt là ở vế sau. Quả thật, với một sự việc kinh khủng diễn ra với bọn trẻ, chúng không biết cách để thích nghi với tình cảnh; đó là một cú sốc. Tựa như một con hổ con chưa đủ trưởng thành buộc phải có móng vuốt quá sớm, tất cả những gì chúng làm là tổn thương chính bản thân mình và những cá thể xung quanh. Vì thế, việc Ai và những người bạn phải chia li là cách giải quyết khá ổn để mỗi người trong bọn chúng có thời gian nghiền ngẫm lại toàn bộ sự việc. Nhưng ở vế đầu tiên, dường như có một điều ta khó chấp nhận, đó là việc cô cho rằng bọn họ đã có thể “tiến lên từ những gì đã xảy ra”. Thực chất, cô và cả hai nhân vật còn lại, Aki và Takuya, không ai thực sự “tiến lên” cả. Và điều thứ hai, nhận định này vẫn chưa bao quát được hết tình huống câu chuyện: cô có thể giải thích hợp lí việc nhóm bạn tan rã, nhưng lại không (hoặc không thê giải thích vì sao bọn họ lại gặp lại nhau. Nếu cô đã thừa nhận có một “thần linh” nào đó sắp xếp ý nghĩa cho việc chia li, thì hẳn phải có một lí do cho việc tái hợp. Cô đã không nói đến vấn đề này, theo tôi, vì cô chưa có một cái nhìn tổng quát lên cô và toàn bộ những người bạn của mình. Vậy vì sao họ lại có thể gặp được nhau sau 10 năm xa cách? Đơn giản là vì chuyến “khám phá’ của họ vẫn chưa kết thúc, họ vẫn kẹt lại tại cái hồ, cái tòa biệt thự đó. 10 năm xa cách, đó chỉ là một sự dừng lại nghỉ mệt của những nhà thám hiểm này. họ phải kết thúc những gì họ đã bắt đầu. Những con người đang tuyệt vọng, bế tắc phải được hội ngộ để giải thoát cho mình và giải thoát lẫn nhau. Đó mói là nguyên nhân mà họ có thể gặp được nhau, theo tôi là thế.

c) Một giả thuyết về nhân vật Ai (Beniyuri)

Có một chi tiết mà tôi lấy làm lạ trong cốt truyện. Vì sao cô lại là người cuối cùng nhớ được toàn bộ những gì đã xảy ra? Sau đây là một số giả thuyết của tôi về chi tiết này:

Khi Beniyuri nói chuyện với Yamato, đột nhiên Yamato tiến lại gần cô, đưa tay ra thì cô lại lập tức đứng dậy và lùi ra xa một cách hoảng hốt, đây là một việc làm vô thức. Và cô suy nghĩ về hành động đó như sau, ngay sau khi ra khỏi phòng: “For some reasons, I had a feeling that hand would drag out something from deep within me, something better kept away. (…). He could have pulled out a piece of my memory (…). But then…Why did I run away? Why am I..?” (Tạm dịch: “Vì một vài lí do, tôi có cảm giác rằng bàn tay ấy sẽ lôi ra một thứ gì đó đang ẩn sâu trong tôi, một thứ gì đó mà tôi cần phải giữ nó xa khỏi tôi (…) Cậu ấy có thể đã khiến tôi nhớ lại một mảnh kí ức nào đó (…)Nhưng khi đó…Sao tôi lại chạy đi? Tại sao tôi..?). Đoạn hội thoại này, nếu ta liên kết nó với những cảm xúc ở thế giới thực, ta sẽ nhận ra có nhiều điểm để khai thác. Như đã nói ở trên, Beniyuri chịu sự tổn thương khá lớn từ việc mất đi tình đầu của mình (Natsu), và từ đó cô sợ phải chịu tổn thương như thế. Và ở một đoạn khác trong quá khứ, cô lại nói thế này: “…I’ve been trying hard to ignore it” (Tôi luôn cố gắng để quên đi nó [sự thực phũ phàng mà cô đang phải đối diện]). Tóm lại, cô biết rằng mình sợ, cô biết tình trạng mình đang gặp phải, và cô nghĩ rằng cách giải quyết nó là “quên nó đi”, dù kết quả đã cho thấy càng cố gắng quên, lại cng nhớ càng bế tắc, càng sợ hãi. Vậy từ sâu trong thâm tâm vốn đã phức tạp, lại chồng chéo lên một ý nghĩ khác: muốn quện đi. Tuy nhiên, việc đó không thể thực hiện được trong điều kiện hiện tại của cô, tức ở thế giới thực. Nhưng trong quá trình cô cố gắng quên nó đi, mệnh lệnh “quên đi” không được ý thức tiếp nhận, mà thay vào đó lại được chuyển vào nơi khác. Đó là tiềm thức.
Và tuyệt vời thay, trong điều kiện mất đi kí ức, thì ý thức về những điều đã xảy ra biến mất trong khi phần tiềm thức thẳm sâu vẫn tiếp tục hoạt động. Và khi này, những mệnh lệnh nó đã nhận trước đây được thực hiện một cách triệt để, không có ý thức nào cản trở nó nữa. Tiềm thức là một bề tôi trung thành, nó đã thực hiện đúng nguyện ước của cô: bảo vệ cô khỏi đau đớn, giải phóng cô khỏi tuyệt vọng bằng cách khiến cô không thể nhớ lại nó nữa. Nó đã hình thành một cơ chế bảo bọc lấy cô. Ở đây, cô vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân, vừa là kẻ ra lệnh và cũng là kẻ thực hiện mệnh lệnh. Nhưng cô không biết điều đó, và cô vẫn cứ trách móc tại sao mình lại ko nhớ được, vẫn khao khát lấy lại phần kí ức đó. Chính ở đây, ta nhận ra ở nhân vật này có sự mâu thuẫn cao độ, vừa muốn nhớ nhưng lại không muốn nhớ, muốn chối bỏ nhưng cũng muốn chiếm hữu.

Takuya là một trong năm chàng trai mà bạn sẽ thiết lập quan hệ trong game này. Cậu chàng là một người khá nóng tính, là kiểu ăn to nói lớn, đầu đội trời chân đạp đất. Takuya có suy nghĩ rất giản đơn, không đặt nặng vấn đề nghi ngờ người khác. Điều đó, trong một vài tình huống lại trở thành một liều thuốc giảm đi không khí căng thẳng của nhóm bạn khi kẹt lại tại thế giới trong Psychedelica, chẳng hạn như việc anh là người đầu tiên ngồi xuống ăn đồ ăn của chủ căn biệt thự đưa cho trong khi những người khác cứ đang cãi nhau về việc lão chủ có âm mưu gì,…, khiến không khí dịu lại hẳn và tiếp đến là những khoảnh khắc rất ấm cúng như một gia đình vậy.

a) Nội tâm giằng xé, bế tắc ở thế giới thực

Tuy nhiên, ở nhân vật Takuya có một điều rất đáng để bàn, vì với tôi, đó là điều cốt lõi trong hình tượng nhân vật này. Đó là sự giằng xé liên tục kéo dài trong nội tâm anh.

Như đã trình bày ở trên, ở Beniyuri cũng có sự giằng xé, và ở đây ta lại thấy Takuya cũng mang sự trạng thái đó, vậy liệu trạng thái giằng xé của hai người này có giống nhau hay không? Tôi xin trả lời là không. Dù có cùng tên gọi nhưng tôi tin rằng, hình hài và ảnh hưởng của nó lên chủ thể có điểm khác biệt.
Ai dằn vặt vì hành động trong quá khứ của mình đã gây ra cái chết của người bạn thân, nhưng tâm lí ấy có hai điểm đặc biệt như sau: một là, Natsu đã chết, thực tế cậu không còn hiện diện ở bất cứ nơi đâu nữa, nói một cách khác, Natsu giờ chỉ là một hình ảnh, một vô thể được Ai tạo dựng lại bởi kí ức của mình, vậy cô dằn vặt vì một người không còn trong hiện tại nữa; hai là cảm giác ấy chưa can dự trực tiếp đến những hậu quả sau khi Natsu chết, chẳng hạn như sự tang thương mà gia đình Natsu phải gánh chịu. Giả sử như cô chứng kiến điều đó thì cô sẽ tuyệt vọng đến mức nào. Vậy tóm lại, sự dằn vặt của Ai có hai đặc điểm: đó là sự dằn vặt vì một người không còn nữa và nó hoàn toàn tách biệt với những chuỗi hậu quả sau khi Natsu chết (gia đình Natsu)

Còn Takuya, vấn đề trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài sự mặc cảm tội lỗi đơn thuần cho rằng mình đã đẩy em trai vào tình thế nghiệt ngã: hôn mê hơn 10 năm trời, nhưng sự mặc cảm ấy còn bị chồng chéo bởi hai yếu tố đặc thù khác. Khác với Natsu, Kazuya không thực sự biến mất, không thực sự chết. Ai không thể tiếp xúc với Natsu, nhưng Takuya tiếp xúc với Kazuya hằng ngày. Ai có thể dẹp bỏ sự giằng xé được một khoảng thời gian. Nhưng Takuya không thể, nó cứ lặp lại liên tục hằng ngày hằng giờ, nó là hệ quả của một thứ mà tôi xin được gọi tạm là “mặc cảm thuần”. “Mặc cảm thuần” của Takuya cũng tương tự như Ai, nó khiến cho cậu lúc nào cũng quẩn quanh trong quá khứ, ăn năn hối hận. Nhưng nạn nhân của Takuya lại luôn hiện diện trong cuộc sống của cậu, vậy nên “mặc cảm thuần” khiến cậu cảm thấy có trách nhiệm, ngày nào cũng tìm đến Kazuya như một sự chuộc tội, khao khát một sự tha thứ từ con người đang ngủ sâu ở đó. Từ đó, “mặc cảm thuần” được biến chuyển lên một hình thái cao hơn, nó không ngừng lặp đi lặp lại. Sự giằng xé ăn sâu vào cậu, sâu hơn Ai, nó nhập vào linh hồn cậu thành một, nó là bản thân cậu. Nói một cách khác, hình tượng nhân vật Takuya gắn liền sự hối hận, sự dằn vặt, hay nói rộng hơn, Takuya tượng trưng cho nỗi u hoài bi thương, bóng tối ân hận giằng xé của con người trong cuộc sống. Nhưng vẫn còn thứ khiến cho sự bế tắc của Takuya còn bi kịch hơn nữa. Sự mặc cảm của cậu còn được nhân lên gấp bội lần khi phía sau cậu còn có sự nói ra nói vào của cha mẹ và người thân. Điều này chỉ là một giả thuyết của tôi, vì trong game hình như không nhắc đến. Tôi đưa ra giả thuyết này dựa trên mối quan hệ của hai người, là mối quan hệ anh em. Khi người em có chuyện, thì tâm lí mọi người đa phần sẽ dồn lên người anh. Dĩ nhiên không ai trách móc Takuya, nhưng đối diện với sự im lặng và ánh mắt từ mọi người, nó thực sự là một cực hình. Càng im lặng, càng khó chịu; càng im lặng, càng bứt rứt. Nó khiến cho sự tuyệt vọng, tự trách của cậu càng nặng nề thêm.
Vậy tóm lại, ở Takuya, ngoài “mặc cảm thuần” như Ai, ít nhất nó còn chịu hai yếu tố khác: đó là sự hiện diện của Kazuya và áp lực vô hình từ gia đình, họ hàng. Đó chính là điểm khác biệt.

Tuy nhiên , ta không thể chối bỏ rằng, cặp nhân vật Ai và Takuya rất giống nhau, và cực kì dễ nhận ra so với các cặp đôi khác. Thứ nhất, là cùng dằn vặt, bế tắc ở cùng một hình thái, nói tàn nhẫn như Aki, là “những con chó yếu đuối ngồi liếm vết thương của nhau”. Sở dĩ tôi dùng từ “cùng một hình thái” là vì ở phần sau, Aki, ta sẽ biết rằng Aki cũng vướng mắc với quá khứ, chỉ là cách biểu hiện khó đoán hơn. Điểm giống nhau thứ hai là ở cách suy nghĩ của hai người. Ai khi gặp lại Takuya và Aki, đã nghĩ rằng mình là kẻ duy nhât bị kẹt trong quá khứ, là kẻ bị bỏ rơi giữa những kẻ bị bỏ lại, từ đó nảy sinh cảm giác cô đơn khác biệt. Nhưng kì lạ thay, ngay chính Takuya cũng có suy nghĩ đó khi bộc bạch: “In my head, you and Aki had already moved on” (Tạm dịch: Mình đã nghĩ rằng, cậu và Aki, cả hai đã đều bước ra khỏi quá khứ).. Takuya cũng nghĩ như Ai, rằng mình là kẻ cô đơn, đáng thương, kẻ bị bỏ lại trong quá khứ.
Vì cùng cảnh ngộ, cùng suy nghĩ nên hai người thực sự hiểu được cảm giác của nhau, và vì thế hình thành một mối quan hệ gắn bó sâu sắc, và có phần lãng mạn hơn. Mối quan hệ của hai người là mối quan hệ tương đồng, cả hai cùng là hiện thân của quá khứ. Tuy nhiên trong mối quan hệ này, Aki đã nhìn nhận ra một vấn đề cực kì tàn nhẫn, nhưng lại đúng đắn đến không chối cãi được: “(…). Just admit it, you are weak. Don’t hide from it. You’re just looking for somewhere you can comfort youself” (Tạm dịch: (…).Hãy thừa nhận đi, các người là một lũ yếu đuối. Đừng trốn tránh nữa. Các người chỉ đang tìm kiếm nơi các người thỏa mãn, an ủi chính mình thôi”). Hai người đến với nhau từ sự thấu hiểu, nhưng quả không sai, khi nói rằng, họ chỉ đang “an ủi chính mình” khi tìm đến nhau. Họ thở phào nhẹ nhõm khi gặp người giống mình, họ muốn có người giống mình để được an ủi, để muốn trút được gánh nặng mà họ phải chịu đựng lên nhau. Đó là bản chất sâu xa của hai nhân vật nói riêng và toàn thể con người nói chung, luôn mong muốn có kẻ giống mình để mình không cô đơn. Tuy nhiên, để phân định rạch ròi hiện tượng tâm lí ấy là đúng hay sai thì thực sự rất khó, bởi vì một mặt, bạn có thể dùng từ “ích kỷ” để miêu tả hiện tượng này, khi muốn người khác đau khổ giống mình để không cảm thấy mình là kẻ duy nhất; mặt khác, nó cũng thể hiện rằng: con người không sinh ra để cô đơn. Phải, chính vì yếu đuối nên mới cần đến nhau, nên mới dựa vào nhau; chính vì đau khổ bế tắc nên mới mong muốn có bờ vai để mình tựa vào, để cùng nhau khóc, cùng nhau cảm thông. Chư “nhân” (人) gồm hai nét chính là vì ý nghĩa đó, luôn tựa vào nhau khi yếu lòng, khi gục ngã để cùng nhau đứng dậy và vững bước trên dòng đời xô ngã.

b) Tuyệt vọng ở thế giới khác

Trái ngược với Ai, về gần cuối game mới trải nghiệm sự tuyệt vọng cùng cực, Yamato từ sớm đã bị tuyệt vọng nuốt chửng (nửa đầu game). Ban đầu là sự tuyệt vọng âm ỉ vì cậu vẫn chưa lấy lại hoàn toàn kí ức. Dẫu thế, cậu vẫn biết rằng mình đã làm gì đó tội lỗi với em trai và khiến em trai phải nằm viện. Thế mới thấy được, dù chỉ một mảnh kí ức vô cùng nhỏ đã khiến cho Yamato vô cùng ăn năn cắn rứt. Và khi cậu hoàn toàn lấy lại kí ức về hành động chính xác mà mình đã làm, cậu trở nên mất kiểm soát, và bị tuyệt vọng thiêu cháy, hóa thành quỷ với hình hài gớm ghiếc.

Vì hình tượng Yamato lúc nào cũng gắn liền với những cảm xúc tiêu cực, nên ta có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều chi tiết khá đen tối, bi kịch, chẳng hạn như khi Ai vào phòng Yamato: “White butterflies typically gather in the corners of my room, bui I hardly see any here. With fewer light source, it also darker than my room. His indigo eyes, the fearless face, and even the jeweled choker he wears have a sort of grave darkness to them” (Tạm dịch: Những chú bướm trắng thường tụ tập ở góc phòng của tôi, nhưng hầu như tôi không thấy chúng ở đây. Căn phòng trông cũng tối hơn vì ít đèn. Đôi mắt xanh chàm, khuôn mặt bạo dạn, và thậm chí cả sợ dây chuyền cậu ấy đeo quanh cổ, tất cả chúng dường như mang một màu đen tối hơn”). Bướm trắng, nói nôm na, là hi vọng. Hình ảnh không có bướm trắng tượng trưng cho việc trong lòng cậu không có hi vọng. Một loạt các chi tiết gợi sự tối xuất hiện, càng thêm khẳng định rằng, bên trong anh chàng này là sự tràn ngập tuyệt vọng và một chuỗi các cảm xúc tiêu cực khác. Có thể xem đây là thủ pháp tả cảnh ngụ tình.

Ngoài ra, riêng ở Yamato, hình ảnh “mưa” trở nên rất đặc biệt. Cậu sợ mưa, và ám ảnh bởi mưa. Bởi ngày mà em cậu gặp tai nạn là ngày mưa. Nói một cách chính xác, vì ngày hôm đó mưa, nên mới xảy ra tai nạn thương tâm như thế. Và như vậy, “mưa” ăn sâu vào trong vô thức của cậu như một điều không lành, lúc nào cũng khiến cậu vô cùng khó chịu. Mưa rơi nặng hạt, hay cũng chính là tâm tư nặng trĩu nỗi niềm day dứt, chán chường, tuyệt vọng. Đặc biệt ở Yamato Ending (bad end), mưa thành một sự ám ảnh ghê gớm khiến cậu trở nên loạn trí, điên cuồng đến mức muốn chết đi để được giải thoát khỏi sự đau đớn tột cùng mà cậu đang phải gánh chịu. Nó ăn mòn mọi nỗ lực vùng vẫy của cậu, hủy tàn mọi hi vọng, ước mơ của cậu. Cứ như nó là địa ngục: “No matter how much I wait, he just won’t wake up. I can never escape this night. (…). The rain. The sounds of rain blame me. And it will continue, forever. But no one will judge me. How long do I have to stand in the rain” (Tạm dịch: Cho dù tôi có đợi bao lâu, em ấy [Kazuya] cũng sẽ không bao giờ tỉnh lại. Tôi sẽ không bao giò thoát khỏi màn đêm bất tận này. (…). Cơn mưa. Từng giọt mưa rơi như đang trách cứ tôi. Và nó sẽ kéo dài mãi. Vậy mà không ai, không một ai phán xét tôi cả. Tôi sẽ còn phải đứng dưới cơn mưa này bao lâu nữa đây?”).Và cứ thế, cậu tiến dần đến sự tự hủy, chấm dứt vòng bi kịch của mình.

Ta còn gặp một số hình ảnh mưa khá ẩn ý trong cách miêu tả của Beniyuri, hay trong một số đoạn hội thoại giữa cô và Yamato. Điển hình là khi cô kể cho Yamato về gia đình của mình, cô có đề cập đến chú chó nhà cô như một thành viên trong gia đình. Cô đã nhặt được chú vào một ngày mưa tầm tã. Thời gian đầu sống chung, chú chó thường xuyên lánh xa, thậm chí cắn vào hai chị em cô. Nhưng dần dần, bằng tình thương, sự kiên nhẫn, chú chó đã có thể mở lòng với mọi người trong gia đình. Đến đây, ta chợt nhận thấy một điểm tương đồng.

Chú chó, trước khi được gia đình Beniyuri cứu, dầm mình dưới mưa.

Linh hồn của bộ ba Beniyuri, Karasuba, Yamato cũng bị mắc kẹt lại vào ngày mưa nghiệt ngã hôm xảy ra tai nạn thảm khốc ấy.
Nhưng chú chó may mắn được Beniyuri cứu và có một cuộc đời tươi đẹp khác.

Vậy còn bộ ba của chúng ta, ai sẽ ra tay giúp họ? Ai sẽ cứu họ khỏi bầu trời mưa u ám ấy, hay họ sẽ mắc kẹt trong tuyệt vọng mãi mãi?

Vấn đề này, chỉ khi hoàn thành xong game, ta mới có thể biết được.

Kazuya là em trai của Takuya. Cậu rơi vào hôn mê sâu kể từ sau tai nạn ngày hè hôm ấy. Vì vậy, Kazuya là một trong hai người đầu tiên trong nhóm bạn đặt chân đến thế giới “giữa sự sống và cái chết”. Kazuya/Monshiro route khắc họa một nhân vật cực kì sâu sắc: một nhân vật chạm đáy cô đơn. Cũng chính vì chạm đáy cô đơn suốt hơn 10 năm trời, nên hơn ai hết, cậu khao khát hơi ấm của tình người, khao khát được tiếp xúc với con người. Nếu ở Takuya/Yamato route khai thác sự dằn vặt, thì Kazuya/Monshiro route lại đặt trọng tâm về sự cô đơn và tình thương

a) Sự cô đơn ở thế giới thực

Ngay từ ở thế giới thực, Kazuya đã là một người đơn độc vì một số lí do như ít nói, trầm tính, thích ở một mình, hay lơ đễnh. Cậu tránh né những nơi ồn ào đông người, ngồi ở đâu đó vắng vẻ để suy nghĩ về vấn đề gì đó, hay chỉ đơn thuần là vẽ lên cát. Bản tính của cậu là yếu tố đầu tiên dẫn đến sự cô đơn. Tuy nhiên, yếu tố bên ngoài, mà chủ yếu là do sự cô lập từ bạn bè cũng góp phần khá lớn khiến cậu không muốn giao tiếp với mọi người hơn.

Một ví dụ điển hình, Kazuya hay bị so sánh ác ý với Takuya: “He’s nothing like his twin brother Takuya” (Tạm dịch: Cậu ta chẳng giống anh song sinh của mình chút nào hết). Và khi Ai lên tiếng vì cậu thì cậu ngăn lại: “It’s not worth worrying about. It happens all the time” (Tạm dịch: Đừng lo lắng mấy chuyện đó. Lúc nào cũng thế mà). Nói một cách khác, cậu thường xuyên hứng chịu những lời lẽ ác ý từ bạn cùng lớp, và tất cả những gì cậu làm là cố gắng chịu đựng trong âm thầm. Nhưng điều đó đâu có nghĩa là cậu không bị tổn thương, dưới con mắt của Ai: “He doesn’t care? But his lips are scrunched up really tight” (Tạm dịch: Cậu ấy không quan tâm sao? Nhưng cậu ấy đang mím chặt môi như đang cố gắng chịu đựng vậy).
Liên tục bị so sánh, không khỏi tránh được việc chính cậu cũng so sánh mình với anh trai. Cảm thấy Takuya như một bức tường không thể vượt qua, cậu lại càng tự ti hơn, rúc sâu hơn vào trong lớp vỏ của mình, lấy đó làm cái cớ để tránh xa mọi người. Khi Ai cố gắng mời cậu chơi cùng, cậu đã từ chối như sau: “I’m not good at sports. I can never play as well as Takuya can” (Tạm dịch: Mình không giỏi thể thao. Mình không bao giờ có thể giỏi như anh Takuya).

Nhìn chung, ở thế giới thực, cậu là một người xa lánh mọi người, nhưng không hoàn toàn là người khó gần. Chi cần một chút hỏi thăm, quan tâm như Ai đã làm, Kazuya đã có thể mở lòng. Vấn đề nằm ở sự trầm tính, nội tâm, không thích những nơi ồn ào, không giỏi giao tiếp thường khiến mọi người nghĩ chệch đi điều mà cậu thực sự muốn nói.

b) Sự cô đơn tuyệt đối ở thế giới khác và khao khát được nhớ lại hơi ấm của tình người

Ở thế giới thực, tuy gọi là “cô đơn” nhưng xét về mặt mức độ, nó chẳng là gì so với sự “cô đơn” cậu trải qua hơn 10 năm trời tại tòa biệt thự bởi vì về cơ bản, ở thế giới thực cậu vẫn còn có thể gặp được anh trai Takuya, bạn bè Ai, Aki, Natsu,… còn tại tòa biệt thự, cậu hoàn toàn tách biệt với mọi mối quan hệ xã hội, không thể nói chuyện với bất cứ ai, chạm cũng không. Vì thế, trong mối quan hệ với Beniyuri, Monshiro thường bám chặt lấy, quấn lấy cô như một chú cún đáng yêu vậy. Có thể nói, cậu thèm khát được tiếp xúc với con người, với hơi ấm con người: “Monshiro raises his head and brushes his noses against my hair. He must have liked the smell a lot. He slides his mark off more than usual. I can’t see his expression, but I can tell that he’s smelling my hair (Tạm dịch: Monshiro nâng đầu lên, cọ mũi vào tóc tôi. Cậu ấy chắc hẳn phải thích mùi tóc tôi lắm. Cậu nâng mặt nạ cao hơn bình thường. Tôi không thể thấy được biểu cảm của cậu, nhưng chắc chắn là cậu đang ngửi tóc của tôi). Đó là một hành động thật bất thường dưới những tình huống thông thường, nhưng ta sẽ thông cảm, yêu cậu hơn, thương cậu hơn khi biết được cậu đã chịu sự đơn độc nơi đây suốt khoảng thời gian rất dài, mà đối với cậu là vĩnh cửu vì thời gian ở đây khác với thời gian ở thế giới thực, nói như Beniyuri, Monshiro chỉ “starved for human contact” (thèm hơi người), chỉ muốn được ở bên người khác để quên đi cái lạnh giá của cô đơn

Beniyuri: “Monshiro, you were here (…) long before we all arrived here, right?
Monshiro: Yes
Beniyuri: Since when? For how long?
(…)
Monshiro: I don’t know. (…). But it’s been a very, very long time. So long that I’ve forgotten how long I’ve been here.
Beniyuri: That must have been hard
Monshiro: I don’t know. I don’t know, but…
Beniyuri: But what?
Monshiro: I don’t want to be alone again. I want to be with you and the others, Beniyuri. Time seems to move so much faster now. It’s fun and happy
His voice is full of sorrow. He seems to put every fiber of his being into his words. I notice how tightly he’s clenching his fists.
Monshiro: I don’t want to be separated from you and the others. I want to be together. I don’t want to be alone. I want to stay like this forever. I don’t want to be separated from friends.
(Tạm dịch:
Beniyuri: “Monshiro, cậu đã ở đây rất lâu trước khi bọn mình đến đây phải không?
Monshiro: Phải.
Beniyuri: Kể từ khi nào? Và đã bao lâu rồi?
Monshiro: Tôi không biết. Nhưng đã từ rất, rất lâu rồi. Lâu đến mức tôi quên mất đã bao lâu tôi ở đây nữa.
Beniyuri: Chắc hẳn phải khó khăn lắm.
Monshiro: Tô không biết. Tôi không biết. Nhưng…
Beniyuri: Nhưng?
Monshiro: Tôi không muốn lại phải ở một mình lần nữa. Tôi muốn ở bên cậu và những người khác, Beniyuri. Thời gian dường như đã trôi nhanh hơn. Thật vui, thật hạnh phúc.

Giọng của cậu ấy nhuốm đầy nỗi buồn. Cậu đang bày tỏ với tất cả trái tim của mình. Cậu ấy đang siết chặt bàn tay của mình.
Monshiro: Tôi không muốn bị tách ra khỏi cậu và những người khác, Beniyuri. Tôi muốn chúng ta ở cùng nhau. Tôi không muốn phải ở một mình. Tôi muốn có thể như thế này mãi mãi. Tôi không muốn bị tách ra khỏi những người bạn của tôi”

Trong một cuộc hội thoại chứa rất nhiều điều có thể khai thác. Trước hết, nó cho ta thấy một khoảng thời gian rất dài cậu phải cô đơn. Cậu vừa khao khát ở bên bè bạn, đồng thời cũng sợ bị tách ra khỏi họ, sợ phải tiếp tục đơn độc. Đây là hai mặt trong tâm trạng của cậu: càng sợ hãi một mình, càng muốn ở bên bạn bè và ngược lại, càng muốn ở bên họ lại càng sợ phải một mình. Nhưng trong đoạn hội thoại trên, ta dường như thấy được trong hai trạng thái ấy, sự “sợ hãi” có lẽ chiếm áp đảo hơn sự “khao khát”. Có thể thấy rằng, có đến tám từ thể hiện sự “không muốn”, điều làm cậu sợ hãi, tránh xa: bốn từ “don’t want”, hai từ “alone”, hai từ “separated”; còn từ thể hiện sự mong muốn chỉ có sáu: ba từ “want”, một “together”, một cụm “stay like this forever”, một cụm “be with you and the others”. Những từ thể hiện sự sợ hãi có tần suất lặp lại nhiều hơn hẳn, như một minh chứng rõ ràng để ta rút ra kết luận: mạnh mẽ hơn hẳn trong tâm hồn Monshiro là sự sợ hãi. Sợ đơn độc. Sợ trở về với cái lạnh. Sợ co ro một mình trong đêm tối giá lạnh.

Trong một đoạn khác, khi Monshiro leo lên giường ngủ chung với Beniyuri, cậu đã nói:

“Being alone is cold. I was always cold. You’re warm, Beniyuri. I want to be with you. Is it okay?” (Tạm dịch: Cô đơn lạnh lắm. Mình lúc nào cũng lạnh. Cậu thật ấm, Beniyuri à. Mình muốn ở bên cậu. Được không?). Trong cùng cảnh đó, có một câu nói thú vị: “You made the bed warm, Monshiro. You know, you’re plenty warm yourself” (Tạm dịch: Cậu làm giường ấm hơn nhiều đấy, Monshiro. Cậu ấm thật).

Monshiro nói rằng, cậu luôn cảm giác lạnh lẽo, đó là cảm giác lạnh từ trái tim, nhưng đứng ở vị trí của Beniyuri, cô lại cảm thấy Monshiro lại cực kì ấm áp. Có hai điều cần bàn đến ở đây.

Thứ nhất, Monshiro thấy lạnh, nhưng đồng thời lại tỏa ra hơi ấm cực kì mạnh mẽ (plenty warm yourself). Cặp tương phản lạnh – ấm cho thấy điều gì? Nó thể hiện rằng cậu có một sức sống rất mạnh mẽ, chính sức sống này giúp cậu chịu đựng được sự cô đơn tuyệt vọng khi bị giam cầm ở đây suốt hơn 10 năm trời. Những kẻ bị kẹt lại nơi đây, sẽ dần bị cô đơn, tuyệt vọng nuốt chửng và biến thành quái vật, còn cậu thì không. Từ “plenty warm yourself” chính là tiền đề đầu tiên, gợi ý một phẩm chất khác của Monshiro, đó là sự mạnh mẽ mà ta sẽ khai thác ở phần sau.

Thứ hai, kết hợp câu nói trên với câu nói sau của Monshiro để tạo thành một cặp câu, ta sẽ khám phá thêm một tầng nghĩa nữa:

“You’re plenty warm yourself” – Beniyuri
“My heart feels warm when I’m with you” – Monshiro

Beniyuri cảm thấy hơi ấm tỏa ra từ Monshiro, Monshiro cảm thấy hơi ấm từ việc ở bên cạnh Beniyuri, vậy trong câu nói của cả hai, cả hai đã khái quát lên một nhận định, một quy luật mới: “ấm” là một cảm giác không thể có được khi ở một mình, “ấm’ chỉ toát được hết ý nghĩa, và tác dụng màu nhiệm của nó khi nó được sinh ra từ sự tương quan giữa người và người. Nói một cách khác, “ấm” chỉ tồn tại và phát triển trong mối quan hệ giữa người và người. Bằng chứng nằm ở nhân vật Monshiro, cậu luôn tỏa ra hơi ấm, nhưng cậu không nhận ra và cũng không thể cảm nhận hơi ấm đó mà lại luôn cảm thấy lạnh. Đó là vì vị thế của cậu là người tạo ra hơi ấm, chứ không phải là người tiếp nhận hơi ấm. Đó là hai vị trí hoàn toàn khác nhau: anh không thể cảm nhận được hơi ấm của chính mình tạo ra. Cũng giống như trong văn học: khi anh viết, anh không thể đọc tác phẩm của mình bởi vì viết là hành động sáng tạo, còn đọc là hành động thưởng ngoạn, đó là hai hành động trái ngược nhau. Sáng tạo và thưởng ngoạn không thể xuất hiện cùng lúc (Sartre). Trở lại với Monshiro, nếu muốn lấy hơi ấm đó, cậu sẽ phải co mình lại, vòng tay ôm lấy bản thân mình. Nhưng cái hình ảnh ấy vẫn không chứng minh được gì ngoài sự đáng thương của cậu. Một con người co mình trong đêm tối giá lạnh, trong sự co mình đó, cậu chỉ thấy cay đắng hơn, thương cho cái bi kịch của mình hơn. Hành động ấy không xua tan đi cái lạnh, mà ngược lại, nó chỉ khiến cho chủ thể nhận thức rõ hơn cái lạnh đang bủa vây mình. Vậy dù cho có làm gì, cậu cũng không thể “ấm” khi ở một mình. Nhưng khi ở bên người khác, mà cụ thề là ở với Beniyuri, cậu lại ấm hơn bao giờ hết bởi trong mối quan hệ ấy, cậu và cô không ngừng tỏa ra hơi ấm và cảm nhận hơi ấm của nhau. Kẻ này cho đi, người khác nhận lại. Trong vòng tương quan ấy, “ấm” mới trở nên ý nghĩa, mới khiến cho cả dôi bên cảm thấy như mình đang sống thực sự.

c) Sức sống và hi vọng mạnh mẽ

Ngọn lửa chỉ tỏa sáng rực rỡ trong đêm tối. Những vì sao chỉ có cơ hội được thể hiện khi mặt trời đã khuất bóng. Tương tự như thế, sức sống và hi vọng chỉ bùng phát, chỉ được quan sát rõ trong tình huống đau đớn, bi kịch nhất. Ở phần này, tôi sẽ dẫn ra một số đoạn tiêu biểu bởi vì tôi tin rằng, những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật đã nói lên tất cả:

Beniyuri: Monshiro, you’ve been here at least ten years, right? How have you stayed safe for that long?
Monshiro: Because …Because of the ribbon, I think. When I was attacked by the masked ones, and I was so lonely I could’ve died, this ribbon protected me. No matter how harsh things become or how deadly a situation could be, I had hope…Hope that one day I would be able to return your ribbon to you”
(Tạm dịch
Beniyuri: Monshiro, cậu đã ở đây ít nhất 10 năm phải không? Làm sao cậu có thể an toàn trong suốt khoảng thời gian ấy được?
Monshiro: Bởi vì…Bởi vì sợi dây ruy băng, mình nghĩ thế. Khi mình bị tấn công, và khi mình cảm giác như sự cô đơn đã nuốt chửng lấy mình, sợi dây ruy băng đã bảo vệ mình. Cho dù mọi thứ có trở nên khó khăn đến cỡ nào, hoặc cho dù mình có rơi vào tình huống hiểm nghèo đến mức nào, mình luôn giữ hi vọng. Hi vọng một ngày nào đó mình sẽ có thể tận tay trả lại sợi dây này cho cậu)
Sau đây là một loạt các suy nghĩ của Monshiro:
I didn’t see anyone today. Again. The day before yesterday, yesterday, today. And probably tomorrow, too. My solitary life is terribly lonely. Ai…She gave me this ribbon…It’s my hope… I want to see her… If I keep it with me, will I be able to see Ai again?. I press the ribbon to my forehead. No. I don’t want to see her. I have to return her ribbon(.…). If I wait here, maybe some day in the distant future, I’ll be able to give Ai her ribbon back (…). But when will that day be?

(Tôi lại không thấy ai vào ngày hôm nay. Ngày hôm kia, hôm qua, hôm nay. Và ngày mai có lẽ cũng thế. Cuộc sống của tôi thật đơn độc, quá đơn độc. Ai…Cô ấy đưa tôi sợi dây này…Nó là hi vọng của tôi…Tôi muốn gặp cô ấy…Nếu tôi giữ sợi dây bên mình, liệu ngày nào đó tôi có thể gặp lại Ai. Tôi đè sợi ruy băng vào trán tôi. Không. Tôi không chỉ muốn gặp lại Ai. Tôi phải trả lại thứ này cho cô ấy (…). Nếu tôi đợi ở đây, có thể một ngày nào đó xa xôi trong tương lai, tôi sẽ có thể trả cho Ai sợi dây này (…) Nhưng bao giờ mới đến ngày đó?)

The longer I live in this world, the further away reality, the world of brightness becomes. I don’t even remember my mother and father anymore. Or my brother…Er… Wait…Did I have a brother? Maybe…But I can’t remember his face. Actually…Who…am I? I’m losing sight of who I am. My name. Where I lived. Even my age. One day, I was dumbfounded to discover that I had lost most of my memory (…). If I lose my memory, I’ll lose my face, then my body, and I’ll dapart for other world. No…I can’t. I have to give back the ribbon. I can’t vanish yet…I can’t depart. No…My face? The face is next, after memories? I touch my face (…). My fingertips graze something unfamiliar, and so I quickly yank my hand away. It feels as though a veil of shadow is covering my face. I’m scared. My face is disappearing? No no no…I’m afraid
(Càng ở lâu tại thế giới này, thực tại, thế giới tràn đầy ánh sáng lại càng rời xa tôi. Giờ tôi thậm chí không nhớ được ai là ba mẹ tôi nữa. Hoặc là anh trai tôi… Mà… Khoan đã…Tôi có anh trai ư?..Có thể…Nhưng tôi không nhớ được khuôn mặt anh ấy. Thực ra thì…Tôi…là ai? Tôi đã quên mất bản thân mình. Tên tôi. Nơi tôi sống. Thậm chí tuổi tôi. Một ngày nọ, tôi chết lặng đi khi biết rằng phần lớn kí ức của tôi đã tan biến (…). Nếu tôi mất kí ức, tôi sẽ mất đi khuôn mặt, sau đó là cơ thể này, và rồi tôi sẽ đầu thai. Không…Không thể. Tôi phải trả lại thứ này. Tôi chưa thể tan biến được. Tôi không thể đầu thai. Không…Khoan, khuôn mặt? Khuôn mặt sẽ là thứ biế. n mất sau kí ức sao? Tôi chạm mặt mình (…). Ngón tay tôi chạm phải thứ gì đó kì lạ, nên bất giác tôi giật tay lại. Cảm giác như có một màn đen đang phủ lên khuôn mặt tôi. Sợ, tôi sợ quá. Khuôn mặt này đang biến mất? Không không không…Sợ quá)
What am I doing here? Why am I so tired? What am I? (…) This is relaxing. That’s it. I should live here. I’ll wait for her right here…? Her? Who… Who is she? I’m staying here just to wait for her? Why am I waiting…? I look down and think hard. I see the violet piece of cloth wrapped around me. That’s right…I have to give back the ribbon. I can’t remember who I was supposed to give it back to, but I can’t disappear until then. I can’t disappear yet
(Tôi đang làm gì ở đây [khu vườn bí mật của lâu đài]? Tại sao tôi lại mệt như vậy? Chà, dễ chịu quá. Phải rồi. Tôi nên ở đây. Tôi sẽ đợi cô ấy ở đây…? Cô ấy?…Cô ấy là ai? Tôi ở đây chỉ để đợi cô ấy? Tại sao tôi lại phải đợi? Tôi nhìn xuống và cố gắng nhớ lại. Một mảnh vải màu tím đang được buộc quanh cổ tôi. Đúng rồi… Tôi phải trả lại dây ruy băng này. Tôi không nhớ phải trả nó cho ai, nhưng tuyệt đối tôi không thể biến mất trước khi đến lúc đó. Phải, tôi vẫn chưa thể biến mất được)

Từng bước một, Monshiro dần mất đi mọi kí ức quan trọng với mình. Gia đình. Bản thân. Mục đích mình chờ đợi. Người mình chờ đợi. Tất cả đã biến mất trừ một ao ước trao trả lại sợi dây ruy băng. Đó là sợi dây duy nhât liên kết cậu với thực tại. Là hi vọng của cậu. Cậu không biết vì sao nó lại ở đó, hay vì sao cậu có nó. Nhưng trên tất cả, cậu vẫm bám trụ lấy nó. Không còn thứ gì đọng lại, cậu vẫn bám trụ lấy nó vì biết rằng nó rất quan trọng. Nhưng ngay cả quan trọng như thế nào, cậu cũng không biết. Vậy mà, với cơ thể và tậm hồn kiệt quệ, cậu vẫn bám lấy nó, bám bằng ý thức lẫn vô thức, bằng cả bản thân mình. Đây mới thực là sức sống tiềm tàng, một đỉnh cao của hi vọng chất chứa trong con người nhỏ bé ấy.

Aki là một trong những người bạn thân của Ai, và cũng là một trong những nạn nhân cùa tai nạn thương tâm xảy ra vào mùa hè năm ấy như Takuya và Ai. Nói một cách khác, ở Aki, ta cũng bắt gặp một sự bế tắc, mắc kẹt trong quá khứ. Tuy nhiên cách mắc kẹt ở quá khứ của nhân vật này lại có phần khá đặc biệt, khác hẳn so với hai người kia mà ở những phần phía dưới ta sẽ khai thác sâu. Trước tiên, ta sẽ đi vào những khía cạnh phẩm chất, tâm lí mà nhân vật này đã thể hiện trong thế giới của Psychdelica.

a) Thông minh, sắc sảo, nhạy bén cùng khả năng phân tích, nắm bắt tâm lí đáng gờm

Karasuba là một nhân vật rất thông minh, điều đó tưởng chừng như không còn gì có thể chối cãi. Cậu là một người có tính quan sát cao, vì thế cậu luôn nhìn ra những mặt bất thường của vấn đề, để từ đó có những khám phá tiên phong. Chẳng hạn, ở một truyện ngắn, cậu đã phát hiện ra trước tất cả mọi người rằng Hikage là kẻ mạo danh chứ không phải là một người trong nhóm. Trước đó, cậu đã có linh cảm sắc bén: “I think I know everybody here at the real world. My memories haven’t entirely returned, but I just have this familiar feeling. (…). That said, I do have one caveat. There’s an oddball among us” (Tạm dịch: Mình nghĩ là mình biết tất cả mọi người ở đây ờ ngoài thế giới thực. Kí ức của mình vẫn chưa hoàn toàn trờ lại, nhưng mình có cảm giác mọi người rất quen thuộc. (…) Vì thế, mình có một linh cảm. Có lẽ có kẻ giả mạo trà trộn vào trong chúng ta”. Dù kí ức vẫn chưa quay trở lại, nhưng cậu nhanh chóng nhận ra có điều gì đó kì lạ diễn ra trong nhóm bạn này. Có thể nói cậu là người đầu tiên trong nhóm (dĩ nhiên trừ Kagiha) đặt ra câu hỏi về thân phận của Hikage và Monshiro.

Sự thông minh ấy nhiều lần được Karasuba sử dụng như một thứ vũ khí sắc bén để tấn công vào tinh thần nữ chính. Điển hình là đoạn hội thoại sau khi Yamato bị biến thành quái vật, Beniyuri cố gắng khích lệ bản thân còn sự xuất hiện của Karasuba lại nhanh chóng nghiền nát sự lạc quan đó của cô: “He turned into that weird monster, yeah? And the master guy, whoever he is, sent you two a photo right before it happened. Why were you the one who got the picture? Could what happened to him be your fault? (…). If so, we’ve got some nerve being optimistic like that” (Tạm dịch: Cậu ta biến thành con quái vật kì lạ ấy phải không nhỉ? Và gã chủ của tòa nhà này, cho dù là ai đi chăng nữa, đã gửi cho cả hai một bức hình ngay trước khi cậu ấy biến thành quái vật phải không? Tại sao cậu lại là người nhận được bức hình ấy? Có lẽ nào những gì đã xảy ra với cậu ấy là lỗi của cậu không? (…). Nếu thế, cậu quả là to gan, mặt dày khi cho mình cái quyền được lạc quan như thế). Karasuba đã vận dụng cái “thông minh đáng gờm” của mình để nhanh chóng hạ bệ Beniyuri, khiến cô cũng trở nên tuyệt vọng, yều đuối
Xuyên suốt game, người chơi cũng sẽ bắt gặp nhiều hơn những phân đoạn chứng minh cho sự phân tích chi tiết, sâu sắc, tinh tế của cậu.

b) Triết lí sống của cậu tại Psychedelica

Tại một vài lớp đối thoại, ta đã có thể dễ dàng nhận ra châm ngôm sống của cậu, cách nhìn của cậu về cuộc sống, con người. Hãy xét đoạn đối thoại sau:

Karasuba: I don’t like that guy
Beniyuri: How come?
Karasuba: Hm…No reason in particular. Just a feeling or like, I can feel it at a cellular level. Just makes me not want to deal with that guy
(…)
Beniyuri: Yamato might look kinda scary, but he’s a good person
Karasuba: A good person, huh? Got some proof of that?
(Proof…I never consider that)
Beniyuri: Um, I guess it’s my tuition? You know, like how scary-looking people can actually be pretty nice? That sort of thing
Karasuba: Haha, meaning you’ve got a whole of nothing. So, on the flip sides, does that mean nice people are actually evil. (…) Nobody can tell of other people ae good or bad
(Tạm dịch:
Karasuba: Mình không thích cậu ta [Yamato] Beniyuri: Tại sao vậy?
Karasuba: Hm…Không có lí do cụ thể nào cả. Chỉ là một cảm giác mơ hồ thôi. Một cảm giác khiến mình không muốn giao du với anh ta
(…)
Beniyuri: Yamato có thể trông đáng sợ, nhưng cậu ấy là người tốt
Karasuba: Người tốt à? Cậu có bằng chứng gì không?
(Bằng chứng…Tôi chưa hề nghĩ đến điều đó)
Beniyuri: Ừ thì, mình đoán đó là đánh giá của mình thôi. Kiểu như, những người thoạt đầu trông đáng sợ hóa ra lại là những người rất tốt ấy
Karasuba: Haha, nói cách khác, là cậu chẳng có gì đế chứng minh cho sự “tốt” của cậu ta cả. Nói như cậu, vậy có lẽ những người bên ngoài trông tốt tính thực ra là những con quỷ đội lốt thôi chứ gì. (…) Thực tế, không một ai có thể khẳng định là người khác tốt hay xấu được)

Đoạn hội thoại trên kết luận với suy nghĩ: “không một ai có thể khẳng định là người khác tốt hay xấu”, đây là một suy nghĩ không hề sai. Quả thật, trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ luôn có những điều bất ngờ, khó lường. Kẻ xấu hóa ra cũng có thể làm việc tốt. Kẻ tốt cũng có thể bị tha hóa đến cốt lõi nhân cách. Xấu và tốt chứa đựng bên trong cùng một con người. Nếu ai đã đọc qua tác phẩm “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu chắc cũng biết được “bức tranh” đã trở thành một hình tượng độc đáo của tác phẩm. Truyện ngắn “Bức tranh” với biểu tượng bức tranh mang chân dung tự họa của người họa sĩ (gồm hai nửa khuôn mặt) thể hiện rõ những trạng thái phân lập của nhân vật “tôi” trong quá trình tự ý thức. Cuối cùng, người họa sĩ nhận ra rằng: “Trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Vậy nên bản thân câu nói của Karasuba không có vấn đề, mà cách cậu nói ra điều đó (giọng điệu, thái độ) mới là thứ khiến người ta thấy đáng sợ. Mục đích của việc nhận ra bản thân của mỗi người đều có hai mắt tốt xấu là gì? Phải chăng để nghi ngờ bản thân? Phải chăng để ghê tởm sự kém hoàn hảo của bản thân? Không hề. Nhận thức được điều đó đê nhắc nhở con người không được dễ dãi với bản thân, để tránh sự nhìn nhận phiến diện của con người. Con người sống trên cõi đời không thể nhìn cuộc sống bằng con mắt giản đơn, hững hờ. Còn cách Karasuba nói ra nhận định đó như đang móc mỉa, khơi sâu hơn khoảng cách giữa người và người, như thể con người là một giống loài không thể tin tưởng, không nên đặt quan hệ. Nói cách khác, cậu thiếu lòng tin với con người. Đoạn hội thoại sau đây kết hợp với đoạn hội thoại trên sẽ cho ta cái nhìn tổng quát về chân lí sống của Karasuba:

Karasuba: When you trust people that easily, you end up getting yourself danger. Hopefully now you’ve learned your lesson
Beniyuri: How can you smile at a time like this? That girl turned into a monster and we shot her dead. Don’t you feel anything at all?
(…)Karasuba: I suspected she was a monster right from the get-go, so no, I’m not upset in the slightest, you trusted others and got hurt. I doubted them and I’m just fine. So, which one of us is the smarter?
Beniyuri: The world isn’t just full of people you can’t trust. I’m sure of it. At the very least, I don’t think that girl had any intention of attacking us at first
Karasuba: And the results speak for themselves
(Tạm dịch:
Karasuba: Khi cậu tin người khác quá dễ dàng, cậu sẽ để bản thân gặp nguy hiểm. Mong là cậu đã rút ra được bài học đắt
Beniyuri: Làm thế nào mà cậu có thể cười vào những lúc thế này nhỉ? Cô bé đó biến thành quái vật và chúng ta đã bắn chết cô bé. Cậu không có bất cứ cảm xúc nào sao?
(…)Karasuba: Mình đã nghi ngờ cô bé là quái vật ngay từ đầu, vì thế, câu trả lời là không, mình không hể buồn dù chỉ một chút. Cậu tin người và cậu bị tổn thương. Mình nghi ngờ họ và chẳng bị gì cả. Cậu nói đi, ai thông minh hơn
Beniyuri: Thế giới này không phải toàn những người ta không thể tin tưởng. Mình chắc chắn điều đó. Đến cuối cùng, mình vẫn tin rằng cô bé ngay từ ban đầu không có ý định làm hại chúng ta
Karasuba: Phải, và kết quả đã nói lên cả rồi đó thôi.)

Phương châm sống của Karasuba là không ngừng nghi ngờ kẻ khác để không phải chịu tổn thương. Cái nhìn bi quan và phi lí này có phần nào giống với Ai ở thế giới thực. Tôi sẽ giam mình trong không gian của riêng tôi, tôi sẽ không để ai bước vào trong đó cũng không bước ra khỏi đó. Tôi sẽ không trao niềm tin của mình cho ai. Bởi nếu tôi tin, sẽ có khả năng niềm tin ấy bị phản bội. Còn nếu ngay từ ban đầu không có niềm tin, thì có phản bội hay không cũng chả quan trọng, tôi hoàn toàn an toàn.

c) Sự bế tắc ở quá khứ cùng sự hèn nhát, yếu đuối

Kể từ sau tai nạn, Aki luôn tự trách bản thân mình với những lí do riêng. Cậu luôn chất vấn bản thân vì đã quá yếu đuối khi không thể làm được gì ngoài việc đứng nhìn bạn mình chìm dần, thả mạng cho dòng sông hung dữ. Kể từ sau khi chuyển đi nơi khác sống, cậu luôn cố gắng để thay đổi bản thân. Từ một cậu bé yếu đuối mít ướt, nhạt nhòa trong mắt người khác, cậu vươn lên thành một người nổi bật, hài hước, tinh nghịch để trở thành tâm điểm chú ý. Cậu cố gắng để trở nên mạnh mẽ, để quên đi quá khứ của mình. Cậu tức giận khi thấy được hoàn cảnh của Ai và Takuya bị ám ảnh, vướng mắc bởi quá khứ đến mức có một hình ảnh ví von đắt giá: hai người chỉ đang ngồi liếm vết thương của nhau. Cậu cho rằng mình đã trở nên mạnh mẽ, mình đã thoát khỏi quá khứ. Nhưng hóa ra mọi thứ lại không như thế…
Không khi nào mà Aki cảm thấy thật sự vui vẻ với sự thay đổi. Tất cả những gì mà cậu thay đổi là tính cách bên ngoài, cậu chỉ mới thay đổi cách nhìn của người ngoài về cậu chứ chưa thay đổi cách nhìn của chính cậu về con người mình. Cậu vẫn luôn nhớ về cái ngày thảm khốc đó và đau đớn giằng xé bản thân. Tuy nhiên cái dằn vặt của cậu khác với hai người kia. Ai và Takuya, theo cách nhìn của tôi là dằn vặt theo kiểu “tĩnh”, nghĩa là chỉ ngồi đó ngấu nghiến tội lỗi của mình. Aki khác. Cậu không chấp nhận ngồi đó mà cố gắng vùng vẫy, chạy thoát khỏi quá khứ. Sự ăn năn của Karasuba diễn ra ở trạng thái “động”. Cậu cứ chạy, cứ chạy. Cậu biết rằng ở đằng sau, hình bóng, dư âm của quá khứ đang chạy theo cậu nhưng cậu cố gắng lờ nó di, vờ cho rằng mình vẫn ổn, và sẽ ổn để rồi cứ chạy mãi chạy mãi trong bóng đêm hòng tìm cho mình một lối thoát. Cậu như con đà điểu, nghĩ rằng vùi đầu xuống cát để không thấy kẻ thù thì kẻ thù sẽ không thấy nó. Nhưng kẻ thù quá khứ mà Aki cố tình lảng tránh là một kẻ thù độc đoán gian xảo. Nó tạo nên một mê cung lặp đi lặp lại để ngăn không cho Aki biến khỏi nó, và ngạo nghễ nhìn con mồi của mình chạy trong sức cùng lực kiệt. Aki chạy cách mấy cũng quay trở lại chứng kiến cái tôi bé nhỏ đáng thương hại của mình. Càng không muốn nhìn thấy điều đó, cậu càng chạy nhanh hơn, nhưng bất lực. Cậu là một con bò mộng bị mắc kẹt trong vòng quay bất tận của quá khứ. Aki không chấp nhận quá khứ mà chỉ chạy trốn khỏi nó, nói cách khác cậu không dám đối diện với nó một lần nữa, vậy nên đến cuối cùng cậu vẫn như hai người kia, bế tắc tù đọng quẩn quanh trong quá khứ.
Tại thế giới Psychedelica, sự yếu đuối của cậu được thể hiện rõ hơn: “In a weird way, it makes me fell more alive than reality. (…). It’s better than a world where nothing ever changes, a which you’re tied down by your past” (Tạm dịch: Kì lạ là, nơi đây khiến mình cảm thấy như được sống trở lại. (…). Nó tốt hơn một thế giới mà không có bất cứ thứ gì thay đổi được, một thế giới mà cậu bị kìm hãm bởi chính quá khứ của mình”. Trong route của Karasuaba, có hai từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, đó là từ “world” (thế giới) và “dream” (giấc mơ). Cậu từng ước rằng, tất cả những thứ khó chịu, đau buồn diễn ra với cậu từ trước đến giớ đều là giấc mơ: “Anything and everything unpleasant…Ever wish they were all a dream” (Tạm dịch: Bất cứ thứ gì, mọi thứ buồn đau….Giá như tất cả chỉ là một giấc mơ). Cậu ước những khổ đau đó không còn tồn tại, chỉ cần tỉnh giấc là cậu vẫn có được những người bạn kề bên, rồi cậu sẽ lại cười đùa bên họ. Cậu ước những ngày tháng thanh bình, hạnh phúc trở về với cậu. Và giấc mơ chính là thế giới mà cậu hằng ao ước. Karasuba muốn trốn khỏi quá khứ của mình bằng mọi cách, cậu né tránh sự thật tàn nhẫn đang chờ đợi mình. Đọc đến đây, tôi lại nhớ đến nhân vật Nobita, trong một tập truyện dài nào đó, đã đi sâu vào thế giới giấc mơ. Nobita càng ngày càng muốn đi vào thế giới giấc mơ để quên đi thực tại, yếu kém của bản thân. Tại giấc mơ đó, cậu là người có quyền thay đổi tất cả. Sẽ không có đớn đau, không có bi kịch, sẽ toàn là hạnh phúc hường phấn.
Nhưng liệu con người ta có thực sự hạnh phúc nếu chỉ có hạnh phúc hiện diện trong cuộc sống của họ? Con người, hành trình sống của con người thực chất chính là quá trình “trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu”. Tranh đấu với sự nghiệt ngã của số phận, tranh đấu với bóng tối của cuộc sống, bởi có lẽ ánh sáng đích thực chỉ tìm thấy khi con người dám chấp nhận ngụp lặn vào trong những khổ đau, dám tiến về phía trước. Cuộc sống có ý nghĩa gì khi con người ta không thể trưởng thành mà cứ mãi là những đứa trẻ mong đợi số phận là một bà mẹ hiền từ hằng ngày đến ôm ấp vỗ về ta?
Karasuba khi nhìn vào chiếc kính viễn vọng (vật có thể giúp nhóm bạn trở lại thế giới thực) đã từng suy nghĩ đến việc “breaking this damn thing” (Tạm dịch: phá hủy thứ khốn khiếp này). Đó là minh chứng cho sự trốn tránh của cậu.

Beniyuri: Karasuba…Don’t you want to go back to the real world?
Karasuba…
(He ignores my question, patting the seat next to him)
(…)
Karasuba: I didn’t want to remember what happened before I came here. I had something bad happen to me and I’ve done my best to forget everything that happened on the other side. But the memory sticks to me like glue, and it won’t go away. I try to act all bright and happy, but I feel like I’m stuck running in circles. All I wanted, all that time, was to forget it all and start over
(Karasuba’s lips curl up, as though he’s mocking himself)
And then all of a sudden, my wish was granted. I woke up here and couldn’t remember a thing, I’d have been way happier if I didn’t remember it all
(Tạm dịch:
Beniyuri: Karasuba…Cậu không muốn quay trở lại thế giới thực sao?
Karasuba:…
(Cậu ấy phớt lờ câu hỏi của tôi, vỗ vỗ vào chỗ ngồi ngay bên cạnh)
(…)
Karasuba: Mình không muốn nhớ những gì đã xảy ra trước khi đến đây. Có chuyện rất buồn đã xảy ra và mình đã cố hết sức để quên nó đi. Nhưng những kí ức ấy bám chặt lấy mình như keo vậy. Mình có tỏ ra sáng sủa và vui vẻ, nhưng mình có cảm giác mình bị mắc kẹt trong một vòng tròn bất tận. Tất cả những gì mà mình muốn, suốt từ đó đến giờ, là quên đi tất cả và bắt đầu lại từ đầu
(Môi của Karasuba bặm lại, như thể cậu ấy đang tự mỉa mai mình)
Vậy mà đột nhiên, ước muốn đó của mình trở thành hiện thực. Mình thức dậy ở đây và không thể nhớ bất cứ thứ gì. Mình đã có thể hạnh phúc hơn nếu không nhớ lại bất cứ thứ gì cả)
Nhưng những cảm xúc trốn tránh đó ngày càng được tính bằng cấp số nhân, từ trốn tránh, từ sợ hãi chuyển qua đoạn tuyệt, chối bỏ, tách biệt mình khỏi dòng thời gian, xem như mình chưa từng có quá khứ như vậy:
Beniyuri: Aki, you’ve changed. You’re not how I remember you. Back then, you were once…
Karasuba: Don’t use that name. We agreed not to, so long as we’re here. For now, the person you’re right now and the person you were coming here are a little bit different. You’re not Ai. You’re Beniyuri right now. And I’m not that weak, unreliable little Akira you remember. I’m Karasuba and I’m strong enough to protect you. Let’s just start over in this world instead of going back to that cruel reality. Let’s stay here and live a happy dream”
(Tạm dịch:
Beniyuri: Aki, cậu đã thay đổi. Cậu không như những gì mà tôi nhớ. Hồi đó cậu…
Karasuba: Đừng dùng cái tên đó. Chúng ta đã thống nhất như thế, chừng nào chúng ta còn ở đây. Ngay bây giờ, con người hiện tại của cậu hơi khác so với trước kia đấy. Câu không phải là Ai. Cậu là Beniyuri. Và mình cũng không còn là tên nhóc Akira yếu đuối, không đáng tin nữa. Giờ, mình là Karasuba và đủ mạnh mẽ để bảo vệ cậu. Hãy bắt đầu lại từ đầu ở thế giới này thay vì trở lại với thực tại tàn nhẫn đó. Hãy ở đây và mơ một giấc mơ thật đẹp)

Tại đây, cậu ta đã tách biệt Ai và Beniyuri, Aki và Karasuba, tách biệt mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, để lãng quên hết tất cả, để chìm vào một giấc mơ vĩnh cửu. Nhưng nói đến cùng, tất cả những lời dụ dỗ đó của Karasuba cũng đang thể hiện một cái tôi yếu đuối hèn nhát của mình: “Beniyuri, run away if you want. From your fear. From your sadness. From your pain. Run away from it at all; if that’s what you want. (…). I won’t be the one to run away. If you do go, please take me with you. If you do, you don’t have to look at anything. I’ll hide it all for you. (…). Close your eyes and feel only me. Let’s run away to the world of dreams. Together. I’ll make you forget everthing. I’ll forget everything except you” (Tạm dịch: Beniyuri, chạy đi nếu cậu muốn. Khỏi nỗi sợ của cậu. Khỏi nỗi buồn của cậu. Khỏi đau đớn của cậu. Chạy đi, nếu cậu muốn. Mình sẽ không phải là người chủ động chạy. Nhưng nếu cậu có chạy, xin hãy mang mình theo. Nếu cậu chạy, cậu sẽ không phải nhìn thấy bất cứ thứ gì cả. Minh sẽ che tất cả mọi thứ cho cậu. (…). Hãy nhắm mắt lại và cảm nhận mình thôi. Chạy đến thế giới của giấc mơ. Cùng nhau. mình sẽ khiến cậu quên hết tất cả. Mình cũng sẽ quên hết tất cả, trừ cậu ra)

Karasuba ending đã chạm sâu đến sự hèn nhát của con người khi cứ mải mê chạy trốn khỏi quá khứ hòng tìm kiếm sự giải thoát. Đắm chìm trong mơ mộng vĩnh cửu, tất cả những gì mà cậu và Beniyuri làm là quẩn quanh trong lớp vỏ hèn nhát của mình trong khi “con người” bên trong thì mục ruỗng, thối nát.

Để vùng dậy chiến thắng quá khứ, để tiếp tục tiến lên, để cắt đứt vòng tròn khổ đau bất tận này, không còn cách gì khác ngoài việc ngừng chạy mà đối diện với tội lỗi, với quá khứ. Phải chăng “quá khứ” cũng giống như một con người, nó sợ bị lãng quên, nó sợ bị biến mất, nên lúc nào nó cũng khiến người khác dằn vặt, khổ sở. Nếu đúng như thế, thì “quá khứ” hóa ra cũng là kẻ đáng thương vì nhiều khi vết nhơ xấu xí bẩn thỉu trên người “quá khứ” cũng là trò đùa của một kẻ thống trị cao hơn mang tên “Số Phận”. “Quá khứ”, hắn có lẽ chỉ thấy bất công tại sao cùng là “quá khứ”, nhưng con người cứ mãi giữ những “quá khứ” đẹp, còn những “quá khứ” xấu thì người ta lại cố gắng vứt bỏ, phủ nhận sự tồn tại của nó. Có phải hắn cố tình khiến con người khổ đau đâu, hắn có quyền định đoạt được mình phải “xấu” hay “đẹp” đâu. Tựa như một đứa trẻ ngay từ sinh ra đã bị tật nguyền, đó là lỗi của ai. Đâu phải lỗi của nó? Nếu thế, phải chăng ta nên dừng việc ruồng bỏ quá khứ, dù nó có hình hài ra sao đi chăng nữa? Phải chăng ta nên…nhìn thẳng vào nó và làm quen với nó hơn là cứ mãi trốn chạy trong ảo mộng?

Thái độ của Beniyuri chính là câu trả lời hoàn hảo, là mảnh ghép để giải quyết mọi chuyện: “My name isn’t Beniyuri. It’s Ai Minatto. My mother and father gave me that name. It’s what my sister calls me. All the people that are precious to me are waiting for me in the real world” (Tạm dịch: Tên mình không phải là Beniyuri. Mình là Ai Minato. Mẹ và cha đã cho mình cái tên đó. Em gái mình gọi mình như vậy. Những ngưởi quý giá với mình đang đợi mình ở thế giới thực). Beniyuri đã chấp nhận thực tại, trước hết là chấp nhận cái tên thực của mình. Từ đó, cô nhanh chóng tìm được nguồn động lực từ cái tên ấy. Cái tên ấy chính là con người cô, nó chứa tất cả những câu chuyện của cô: “Before I was afraid of my memory coming back. I didn’t want to remember the painful or sad things. But, talking to you has made me reconsider. I have to face them. Because without my memories, I have no way of knowing if you’re being honest when you say something like “you were my girlfriend”. If I don’t even know myself, I can’t tell my loved ones how I felt” (Tạm dịch: Trước kia, mình sợ kí ức quay lại. Mình không muốn nhớ những thứ đau buồn. Nhưng nói chuyện với cậu đã khiến mình suy nghĩ lại. Mình phải đối mặt với chúng. Bởi vì nếu không có kí ức, mình sẽ không có cách nào xác định được là cậu có chân thành hay không khi cậu nói những điều đại loại như “cậu là bạn gái của mình”. Nếu ngay cả bản thân mình mà cũng không hiểu, làm sao mình có thể nói với những người mà mình yêu quý cảm xúc của mình chứ)

Natsuki là mối tình đầu của Ai. Ngay từ nhỏ, cậu và Ai đã có một lời hẹn ước rất đỗi đẹp đẽ, đó là sau này hai người sẽ cùng nhau trở về một nhà. Tuy nhiên, số phận trớ trêu éo le đã buộc con người đang tràn đầy nhựa sống ấy phải giã từ cuộc sống này quá sớm. Biết bao nhiêu hi vọng, lời hứa, cậu đã không còn có thể thực hiện. Biết bao nhiêu điều kì diệu của cuộc sống, cậu sẽ không còn có thể được trải nghiệm. Cha mẹ, bạn bè, người yêu, thanh xuân, tuổi học trò, những dư vị đắng cay của cuộc đời, mọi thứ đã trở về với hư vô. Đó là một bi kịch lớn của một con người còn quá đỗi tha thiết với cuộc sống trở thành con rối số phận cay nghiệt. Tất cả những cảm xúc, tâm lí phức tạp của cậu, ta sẽ tìm hiểu ở thế giới Psychedelica.

a) Một diễn viên xuất sắc

Kagiha thực sự là một diễn viên xuất sắc khi cậu chàng vờ như không biết gì cả vế bản chất của nơi này cũng như các mối quan hệ. Khi nữ chính nhận ra những điều hơi lạ trong lời nói của cậu thì cậu lại nhanh chóng bồi vào những câu rất tình tứ như một bức màn để bảo vệ sơ hở vừa lộ ra của mình.

b) Tình yêu vô cùng mãnh liệt dành cho Ai/Beniyuri

Trong tất cả các nhân vật, tôi từng nói rằng Takuya (Yamato) có một kết thúc lãng mạn nhất. Còn xét về tình yêu mạnh mẽ, ám ảnh nhất thì phải kề đến Natsuki (Kagiha). Monshiro vì muốn trả lại sợi ruy băng mà có được hi vọng, bám lấy sự sống, còn Kagiha lại lấy Beniyuri làm mục đích, làm lẽ sống của mình. Khao khát được ở bên Beniyuri mãi mãi như lời hứa năm xưa chính là thứ đã giúp cậu chịu đựng được sự cô đơn tại tòa nhà này suốt hơn 10 năm qua. Mười năm cho một lời hứa chưa hề phai nhòa. Mười năm hi vọng. Mười năm nuôi dưỡng tình yêu. Tuy trong game không đề cập đến sự cô độc của Kagiha, nhưng ta cũng không thể khẳng định chắc nịch rằng cảm giác ấy không tồn tại bên trong cậu. Tôi vẫn hay tưởng tượng đến những đêm lạnh lẽo, cậu vùi mình sống lại trong quá khứ và tưởng tượng về một cuộc sống nơi cậu và Beniyuri sẽ có thể hạnh phúc với nhau. “Tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi?”, “tại sao tôi phải chết khi mà tôi vẫn còn quá nhiều dự định, ước mơ, hoài bão chưa thể làm được?”, đó có lẽ là những câu hỏi đã luôn thường trực trong tâm trí cậu. Ta biết rằng, những kẻ để bản thân bị tuyệt vọng nuốt chửng sẽ hóa thành những sinh vật gớm ghiếc, và thường thì sự tuyệt vọng đó bắt nguồn từ việc bị kẹt lại thế giới này một mình quá lâu. Nhưng tại sao Kagiha lại chưa trở thành quái vật? Theo tôi, có lẽ là vì trong tim cậu luôn có hình bóng của Ai. Cậu muốn trở lại, muốn ở bên cô, muốn ôm lấy cô, muốn bảo vệ cô. Ao ước đó chưa một lúc nào biến mất trong tâm khảm cậu. Đó là toàn bộ sức mạnh tinh thần của cậu.
Vì thế mà ngay khi Ai rơi vào thế giới này, một dòng sông 10 năm thầm kín đã được giải ấn bên trong Kagiha. Hình ảnh Kagiha được khắc họa với sự ân cần, nhẹ nhàng, tinh tế, luôn săn sóc cho Beniyuri mà nói tóm lại, là một kiểu quan hệ rất thân mật, ngọt ngào:

“When I was crying alone, Kagiha came and brought me hot cocoa. And he kept company the whole time”
(Tạm dịch: Khi tôi khóc một mình, Kagiha đã đến và mang đến cho tôi li ca cao nóng. Và anh ấy lúc nào cũng ở bên tôi)
“His outstretched arms wrap me up in an embrace, and I bury my face into his warm chest. “Calm down. It’s going to be okay” – He repeats those words, gently, over and over”
(Tạm dịch: Anh ấy ôm choàng lấy tôi, và tôi vùi mặt vào trong bờ ngực ấm áp của anh ấy. “Bình tĩnh. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi” – Anh ấy cứ lặp đi lặp lại nhẹ nhàng những lời đó)
Cậu nâng niu Beniyuri như một thứ gì đó quý giá nhất đối với cậu. Và vì thế, cậu sợ phải mất cô. Cậu đã mất cô một lần ở thế giới thực, nếu tại đây (Psychedelica) cậu cũng đánh mất cô, cậu sẽ sụp đổ, sẽ biến mất, sẽ bị tuyệt vọng thiêu cháy:
“…the whispers coming from behind me are filled with sorrow”
(Tạm dịch: lời thì thầm đến từ sau lưng tôi nhuốm đầy sự tang thương)
“I can feel the heart-wrenching emotion in his voice”
(Tạm dịch: Tôi có thể cảm nhận được những cảm xúc xé lòng trong giọng nói của anh ấy)
“After a short pause, he finally replies. Such sad, painful words: “I’m sorry. I’m afraid that you’ll hate me”
(Tạm dịch: Sau một khoảng lặng, anh ấy chợt trả lời. Những lời nói buồn đau day dứt: “Anh xin lỗi. Anh sợ rằng em sẽ ghét anh)

Tình yêu của cậu dành cho cô là thật. Tự trong thâm tâm anh, anh muốn bảo vệ Beniyuri hơn ai hết. Nhưng chính vì khao khát ấy quá lớn, anh đã giam Beniyuri trong vòng tay của mình.

c) Bất chấp bảo vệ, giữ Beniyuri bên cạnh mình đến sự vị tha cao thượng

Ai nhìn thấy người mình yêu đau đớn mà không quặn lòng? Ai nhìn thấy người mình yêu mà chẳng muốn chạy ngay đến bên người ấy để ôm vào lòng, để an ủi, để trở thành điểm tưa cho người đó? Yêu là thế, trong “yêu”, ta luôn muốn bảo vệ người yêu của mình. Điều đó khiến kẻ được bảo vệ và kẻ bảo vệ hạnh phúc. Trong tình huống thông thường, chuyện đó chẳng có gì bất thường. Nhưng tình huống được đặt ra trong game ở nhân vật Kagiha là mong ước đó bị nén lại, nó cuộn trào, gào thét trong cậu nhưng bất lực vì người sống, kẻ chết không thể nào vượt qua ranh giới của tự nhiên để đến với nhau. Điều đó đã góp phần tạo nên một yếu tố khác trong tâm lí của cậu khi gặp Beniyuri: bảo vệ Beniyuri khỏi tất cả mọi đau đớn. Hãy chú ý đến câu thoại sau của Kagiha: “Not every memory is a happy one. If they cause you pain, there’s no need to remember” (Tạm dịch: Không phải mọi kí ức đều vui vẻ. Nếu có những kí ức khiến em đau đớn, thì em không cần nhớ đến chúng). Hình như có người từng nói rằng: nếu ta bắn quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn chúng ta bằng đại bác. Câu này có nghĩa, nếu ta không dám chấp nhận quá khứ, cố gắng gạt bỏ quá khứ, thì ta sẽ không thể có một tương lai hạnh phúc. Bởi quá khứ là bạn, hiện tại là bạn, tương lai cũng là bạn. Cố tình không chấp nhận, hủy diệt quá khứ là hành động hèn nhát không dám chấp nhận bản thân mình. Câu nói của Kagiha xoa dịu nỗi đau của Beniyuri, nhưng không giúp cô được cái gì cả, vì lời nói đó đơn thuần chỉ là bơm vào trong cô một thứ thuốc mê quái đản để cô tự cho phép mình quên đi quá khứ. Tại đây, ta chợt nhớ đến nhân vật Momiji Sohma (một nhân vật trong anime/manga Fruit Basket) từng nói rất hay và cảm xúc về kí ức của mình, dù là đau đớn hay hạnh phúc: “But there is something I believe. I want to live my life, carrying my memories with me. Even if those memories are painful, even if those memories do nothing but hurt me, even those memories I wish I could forget, as long as I keep carrying them with me, and don’t run away from them, someday…someday, I believe I will get to the point where I’m not opressed by those memories. That’s what I want to believe. I’d like to think that there’s not a single memory that I have which would be okay to forget” (Tạm dịch: Nhưng có một thứ mà em luôn tin tưởng. Em muốn sống một cuộc đời đúng nghĩa với toàn bộ những kí ức mà em có. Thậm chí nếu có những kí ức rất đau đớn, thậm chí đó là những kí ức hoàn toàn chẳng có ý nghĩa nào với em trừ việc nó làm tổn thương em, thậm chí nếu đó là những kí ức kì thực em ước gì có thể quên đi, miễn là em tiếp tục mang theo nó trên hành trình dài của em, không trốn chạy, một ngày nào đó…phải, một ngày nào đó, em tin rằng em sẽ không còn bị chúng giằng xé, cầm tù. Đó là những gì em muốn tin. Em muốn tin rằng em không được phép quên đi bất cứ một mảnh kí ức nào của mình). Qua sự so sánh cơ bản này, tôi nghĩ rằng ta đã nhận ra sự đối lập. Muốn bảo vệ người mình yêu không có gì là sai, nhưng cái suy nghĩ anh nhét vào đầu Beniyuri “there’s no need to remember” chỉ đang cổ súy cho phần yếu đuối hèn nhát của cô được cơ trỗi dậy. Ta cũng có thể suy nghĩ theo hướng tích cực hơn rằng, trong lúc thấy Beniyuri đang đau đớn như thế, anh chỉ theo bản năng buột miệng nói ra để dịu đi cơn đau của cô, điều này có vẻ hợp lí nhưng vẫn khó có thể rũ bỏ cảm giác, Kagiha đang “ru” Beniyuri theo cách riêng của mình khi trong suốt thời gian còn lại trong route của anh, tất cả những gì anh làm là bảo vệ cô trong vòng tay của mình, và thuyết phục cô lãng quên quá khứ tối tăm của mình.

Trong route riêng của anh, điểm đặc biệt ấn tượng là những đoạn về cuối khi game vẽ ra một viễn cảnh hư ảo về một cuộc sống mà Natsuki chưa hề ra đi. Những mảnh chuyện đáng yêu, hài hước, thắm thiết tình yêu của đôi vợ chồng trẻ lần lượt hiện ra, lũ lượt kéo về khiến tôi phải luôn tự thuyết phục mình rằng: đây chỉ là ảo, nó không có thực, nó không có thực. Nhưng sự chân thực trong cách xây dựng cảm xúc nhân vật đã khiến dòng suy nghĩ ấy như phai mờ dần dần, tôi đắm chìm trong hạnh phúc của họ, một hạnh phúc bình dị đơn sơ: một mái nhà nơi có người chờ mình quay về để cùng trò chuyện, cùng dùng bữa, cùng xem phim,…Lồng vào những khoảnh khắc cảm động ấy là những giai điệu cất lên tha thiết từng hồi. Nhưng bỗng nhiên, khi tôi còn đang ngắm nhìn họ trong hạnh phúc chính đáng bé nhỏ của mình, mọi thứ vỡ tan, sáng bừng lên, và trở lại khung cảnh hiện thực phũ phàng của hai người. Ta lại một lần nữa đau đớn nhận thức: hạnh phúc ấy là thứ vĩnh viễn không thể xảy ra dù bằng cách nào đi chăng nữa. Thời khắc trở lại với thực tại, điệu nhạc cũng đến đỉnh điểm cao trào của nó, sự tha thiết của từng nốt nhạc như vỡ ra thành từng tiếng nấc nghẹn, thành hai dòng nước mắt, thành nhát dao khứa từng khúc một một cách chậm rãi. Sự hòa hợp đến tinh tế, sắc sảo đã đẩy giá trị nghệ thuật và nhân văn tại phân cảnh này lên cao hơn bao giờ hết. Game kết thúc với đoạn hội thoại sau:

Kagiha: Are you happy?
Beniyuri: Yeah
Kagiha: Then I’ll protect you from everything you fear
Beniyuri: Natsu
Kagiha: Your wish is my wish. But…I want my wish to be yours, too. So, please, give me my everything
(His warmth, his voice, his gaze,… they soothe my feeling of solitude. Yes…I want to be with him. This is what I want
(Tạm dịch:
Kagiha: Em vui chứ?
Beniyuri: Em rất vui
Kagiha: Vậy anh sẽ bảo vệ em khỏi mọi thứ khiến em sợ hãi
Beniyuri: Natsu
Kagiha: Mọi điều ước của em đều sẽ là của anh. Nhưng,.. anh muốn những ước muốn của anh cũng là những ước muốn của em. Vậy nên, xin em, hãy trao cho anh tất cả của em
(Hơi ấm của anh ấy, giọng của anh ấy, cái nhìn của anh ấy…chúng làm nỗi cô đơn trong lòng tôi tan biến đi. Phải…tôi muốn ở cạnh anh ấy. Đây là những gì tôi mong muốn)

Nói ngắn gọn, Kagiha lúc này đã thành công việc giữ Beniyuri mãi bên cạnh mình, tức chiếm hữu cô. Nhưng có lẽ người chơi lúc này còn chẳng biết nên giận hay thương: giận vì lại là vấn đề muôn thuở của tình yêu, sự chiếm hữu, nhưng thương cho toàn bộ những thứ mà Kagiha đã trải qua từ lúc chết đi 10 năm trước đến tận thời điểm này. Nếu tồn tại cả hai, chắc chữ “giận” cũng chỉ nhường bước cho sự tội nghiệp đáng thương dành cho một Kagiha bi kịch, đớn đau.
Trong route chính, thì chân dung anh lại được khắc họa tổng quát và rõ nét hơn. Nói như Hikage, là Kagiha rất thông minh, cậu đã nhìn thấy bản chất của Hikage, thế nhưng cậu vẫn sẵn sàng ngoảnh mặt đi vì những tính toán riêng của mình với Beniyuri. Để rồi khi những hành động của cậu gây cho nữ chính không gì ngoài tuyệt vọng, tổn thương, cậu mới tỉnh ngộ, chấp nhận cái chết của mình để giải thoát cho nữ chính. “Giải thoát” ở đây có hai nghĩa: “giải thoát” đau đớn, tuyệt vọng cô đang chịu; “giải thoát” cô khỏi bóng hình của chính anh, bởi lẽ, như đã nói ở trên, sự ra đi của Natsu khiến Ai không thể tạo dựng mối quan hệ tình cảm nào khác vì cô ám ảnh bởi sự ra đi ấy. Trong khoảnh khắc ấy, Kagiha đã ngộ ra một chân lí sâu sắc mà Trương Ba trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ sau nhiều hồi trăn trở đã tìm thấy: thà chết đi trong vòng tay yêu thương của mọi người còn hơn sống mà khiến những người xung quanh phải khổ đau, xa lánh. Kagiha yêu cô, và chính vì yêu nên mới muốn cô đi tiếp quãng đường còn lại của cuộc đời mình mà không còn vướng bận gì.

Còn nhớ Pushkin đã từng nói:
“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

TÌnh yêu chân chính đòi hỏi sự vị tha chứ không phải sự ích kỷ mù quáng, cực đoan. Những câu nói cuối cùng của Kagiha làm những phân cảnh cuối cùng của chiếc tàu Titanic thấp thoáng hiện lên: “Smile for me” (Tạm dịch: Cười lên vì anh nhé); “live happily” (Tạm dịch: Sống hạnh phúc nhé Ai). Dẫu ở route nào, hình tượng Kagiha/Natsu cũng khiến người đọc phải trải qua những bộn bề xốn xang của cảm xúc

Hikage được xem là “trùm cuối”, là chủ tòa lâu đài với khả năng vượt xa con người bình thường như cụ thể hóa trí tưởng tượng, thay đổi khuôn mặt, thao túng kí ức đối phương. Khác với nữ chính và dàn trai ở trên, Hikage đã sống và chết rất lâu về trước. Khoảng thời gian dài như vô tận tại tòa lâu đài này đã khiến anh nắm được cách thức hoạt động cơ bản của thế giới “in-between”, từ đó có thể thực hiện được những năng lực siêu phàm. Tuy nhiên, cũng như dàn nhân vật chính, Hikage (cùng Usagi) cũng trải qua nhiều sự đau thương bi kịch.

a) Tố chất lãnh đạo, thẳng thắn bộc trực, lý trí

Trong game, nhân vật đầu tiên mà nữ chính gặp chính là Hikage, và cậu nhanh chóng kiếm được những người còn lại, kết nối họ lại thành một nhóm để đi săn tìm những mảnh vỡ của chiếc kính vạn hoa. Có thể nói, cậu là người có tiếng nói nhất trong nhóm, vì nhiều lần đưa ra những kế sách phù hợp cho các tình huống khác nhau mà nhóm gặp phải. Sự bình tĩnh đáng nể trong hầu hết các tình huống nhanh chóng khiến cho mọi người tin tưởng, vì thế tuy các nhân vật không đề cập trực tiếp đến việc bầu Hikage làm trưởng nhóm, người chơi cũng có cảm giác cậu chính là nút thắt quan trọng trong nhóm.
Hikage là một người bộc trưc thẳng thắn, nói cách khác cậu không thích dài dòng. Câu thoại Hikage thường nói với nữ chính là: “If you’ve got something on your mind, say it” (Tạm dịch: Nếu có thứ gì muốn nói, cứ nói ra đi). Khi Beniyuri đến phòng nói chuyện với Hikage, sự ngập ngừng vòng vo của cô khiến cậu phải nói: “Let’s not beat around the bush” (Tạm dịch: Đừng vòng vo nữa, vào thẳng vấn đề đi).
Hikage là một con người lý trí, vì sau mỗi hành động, cậu đều tìm lí do phù hợp giải thích hoặc yêu cầu người khác đưa ra lời giải thich đúng đắn. Thậm chí đó là những hành động rất tình cảm, rấm ấm lòng, cậu luôn khoác lên mình một bộ áo lạnh lùng như băng giá bằng những lí lẽ, chẳng hạn như hành động hỏi han Beniyuri: “We’re comrades. We live together here. It only makes sense that I’d worry about your condition” (Tạm dịch: Chúng ta là đồng đội. Chúng ta cùng sống chung với nhau ở đây. Vậy nên hoàn toàn có lí khi chúng tôi quan tâm đến tình hình sức khỏe của cậu)

b) Diễn viên xuất sắc

Như ở trên đã nói, Kagiha cùng với một người nữa là hai diễn viên cực kì xuất sắc của game. Họ dễ dàng qua mặt người khác bằng khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ. Hikage lấy khuôn mặt của Kazuya (Monshiro) để nhanh chóng hòa nhập vào nhóm bạn. Cậu hành động như thể cũng nhận được kí ức từ chủ tòa lâu đài, lấy câu chuyện đua buồn của anh em Yamato – Monshiro làm tấm bình phong cho sự dối trá của mình, và diễn rất đạt:

“I was thinking about my twin brother. (…) We fouhgt a lot, but we were close. I respected him. No…I still respect him. Even for now, he might be searching for me. Thinking about it makes me anxious
(He bites his lip, regret lining his face. His fist, sitting on his knee, shakes a little)
(Tạm dịch: Tôi đang nghĩ về anh trai sinh đôi của tôi. (…) Chúng tôi thường hay tranh cãi, nhưng lại rất thân thiết. Tôi đã từng rất coi trọng anh ấy. À không…tôi vẫn coi trọng anh ấy cho đến bây giờ. Cứ nghĩ đền hiện tại, anh ấy lùng sục khắp nơi để kiếm tìm tôi khiến lòng tôi như lửa đốt
Cậu ấy cắn chặt môi, khuôn mặt nhuốm đầy vẻ hối hận. Nắm tay của cậu ấy trên đầu gối khẽ run lên một chút)
“I was thinking about Yamato. And wondering how I could’ve forgotten my own brother, even though he’s my own flesh blood. About what a cold-hearted person that must make me…”
(Tạm dịch: Tôi đang nghĩ về Yamato. Và tôi cứ mãi tự hỏi làm sao tôi có thể quên đi chính anh ruột của mình, mặc dù dòng máu đang chảy trong tôi và anh ấy là một. Tôi quả thực là con người không có trái tim…”
Diễn rất sâu, rất cảm xúc nhanh chóng khiến Beniyuri mủi lòng và tin tưởng hết mực vào cậu
Nhưng dường như đóng phim quá lâu, lớp trang điểm trên khuôn mặt cậu đã trở nên khó tẩy đi hơn, cậu không thể trở lại với chính bản chất thật của mình, nói như Beniyuri: “This Hikage and the one who acts with kindness are supposedly the same person, but sometimes it’s honestly hard to tell which is the real him” (Tạm dịch: Hikage đang đứng trước mắt tôi và Hika đã hành xử thật nhẹ nhàng chắc chắn là cùng một người, nhưng thú thực, đôi khi thật khó để tìm ra con người thực của anh ấy”

c) Tồn tại nhiều trạng thái đối lập

Theo nhận xét của Beniyuri, cô không thể nhận ra được đâu là Hikage thật, vì bên trong cậu tồn tại quá nhiều cảm xúc, trạng thái mâu thuẫn (có nguồn gốc từ việc liên tục đóng kịch mà quên lãng đi bản thân). Khi nhẹ nhàng, khi cứng rắn lạnh lùng. Khi đối xử tàn nhẫn, khi lại nồng nàn tha thiết. Khi thì lạnh giá, khi thì ấm nóng. Tóm lại, cậu luôn tạo cho nữ chính của chúng ta những cảm xúc rất kì lạ về cậu, dường nhưn không thể hình dung được cậu ấy là người như thế nào. Chẳng hạn như đọc đoạn đối thoại sau:

Hikage (nói với Beniyuri): “It’s because you’re not reliable. I think all girls are weak and unreliable. I’m worried I won/t be able to protect you by myself’”
(Tạm dịch: Cô hoàn toàn không đáng tin cậy. Mà tôi nghĩ rằng mọi phụ nữ đều yếu đuối và không đáng tin cậy. Tôi sợ rằng tôi sẽ không thể bảo vệ cô bằng chính đôi tay này được
d) Hikage – Usagi: tình anh em thắm thiết gắn bó nhưng số phận bi thương đau đớn

Hikage và Usagi không phải anh em ruột nhưng tình cảm mà cả hai dành cho nhau thực sự khiến người chơi quên đi rằng hai người không cùng chung dòng máu. Cả hai nhân vật này đều có một quá khứ vô cùng đau thương bất hạnh.
Câu chuyện buồn đau của hai anh em này đã được tác giả khéo léo đan cài trong cuốn truyện tranh mang tên “Psychedelica of black butterfly”. Có thể nói câu chuyện này cung cấp cho ta một cái nhìn tổng quát nhất về hoàn cảnh của hai anh em. Ngày xửa ngày xưa có hai con bướm trắng rất khăng khít với nhau. Chúng đi đâu cũng có nhau, như thể mỗi một con là một nửa của con còn lại. Nhưng cho đến một ngày kia, một cơn bão lớn đã xuất hiện và khiến một con chết đi. Con bướm còn lại đau khổ, hai dòng lệ cứ mãi tuôn ra không hồi kết. Một người lữ hành đi ngang qua, nghe được câu chuyện của con bướm và nói rằng, hãy đến Psychedelica, đó là nơi mà những kẻ đã khuất đang trú ngụ. Con bướm nghe thế liền nghe theo chỉ dẫn đi tìm Psychedelica với quyết tâm gặp được một nửa đã chết của mình. Nhưng con đường để đi đến nơi đó không hề dễ dàng. Nó trải qua rất nhiều đau khổ, nó bị gió quật, bị rơi xuống bùn, gặp vô vàn khó khăn không kể xiết. Hành trình đi tìm Psychedelica đã khiến cánh bướm trắng muốt của nó dần chuyển sang màu đen xâu xí. Ai cũng chê cười giễu cợt màu sắc kì lạ của nó. Nhưng nó vẫn cứ bay, bay mãi đến mức không thể bay được nữa. Ngay lúc đó, nó nhìn thấy phía trước nó có ánh sáng kì lạ huyền ảo, đó là Psychedelica. Nhìn thấy nơi đó, nó vui mừng vô cùng vì nghĩ rằng đã có thể gặp được con bướm trắng. Nhưng sau đó, nó đột nhiên quay đầu lại, bay xa khỏi nơi đó và gục chết trên một sa mạc. Khoảnh khắc nó nhắm mắt, nó đã thấy được hình ảnh con bướm trắng bay về phía nó.
Cái kết của câu chuyện này khá thú vị. Vì sao ngay khi tìm thấy Psychedelica, vì sao chỉ còn một bước nữa nó sẽ có thể gặp lại con bướm đã chết? Hikage khi giải thích cho Beniyuri đã có những suy nghĩ sâu sắc: “The path to Psychedelica was treacherous. The butterfly used to have white wings, but they bacame black over the course of its journey. It had become twisted into something uglier than it once was. Could you bear to show yourself to the departed in that state? You’d look totally different, and they might not even recognize you. If you were defiled and looked the part, your loved one might come to hate you. That’s why the black butterfly turned away despite how much it yearned for paradise”
(Tạm dịch: Con đường đến Psychedelica vô cùng khó khăn. Con bướm từng có đôi cánh trắng đẹp đẽ, nhưng giờ đây chúng trở nên đen ngòm suốt hành trình ấy. Nó đã biến đổi thành một thứ gì đó xấu xí ghê tởm, khác hoàn toàn với trước đây. Liệu cô có dám để cho người đã khuất nhìn cô trong bộ dạng gớm ghiếc đó? Cô đã thay đổi, và họ thậm chí còn chẳng nhận ra cô là ai. Nếu cô đã bị ô uế, có khi kẻ mà cô từng yêu thương sẽ đâm ra thù ghét cô. Đó là lí do con bướm đen ngoảnh đi dù cho nó đã rất cố gắng kiếm tìm thiên đường đó)
Đó thực là một lời giải thích hợp lí nhưng sao quá đỗi buồn đau. Nhưng ngay khi Beniyuri nghe câu trả lời, cô phản ứng ngay không do dự: “What about the white butterfly feelings? There’s nothing at all about that in the story. How does the white butterfly feel? I don’t get the complcated stuff, but if I were the white butterfly, I’d never hate someone because of that. I’d tell the others off for mocking it. Just like, how the white butterfly served as “hope” for the black butterfly, I’m sure the black butterfly is precious to the white butterfly. Even if it looked different, the black is still a butterfly. The white butterfly would want to meet it no matter how it looked!”
(Tạm dịch: Thế còn cảm giác con bướm trắng thì sao? Trong truyện không đề cập gì đến điều đó cả. Con bướm trắng đã cảm thấy như thế nào? Tôi không hiểu được những thứ phức tạp, nhưng nếu tôi là con bướm trắng, tôi sẽ không bao giờ ghét bỏ ai đó vì điều đó cả. Tôi sẽ không để ai móc mỉa con bướm đó. Nếu con bướm trắng là “hi vọng” cho con bướm đen, tôi tin rằng, con bướm đen cũng vô cùng quý giá với con bướm trắng. Dù cho có khác, dù cho có là màu đen xấu xí, nó vẫn là con bướm như nó đã từng. Chắc chắn con bướm trắng sẽ muốn gặp nó dù cho nó có trông thế nào đi chăng nữa)
Cần lưu ý kỹ câu chuyện này và cách giải thích của hai nhân vật về cái kết, vì nó sẽ là bàn đạp quan trọng trong việc tìm hiểu nhân vật.
Usagi là một cô bé sinh ra trong một gia đình thượng lưu nhưng hiếm khi được dành những tình thương đích thực như một cô bé bình thường. Ba mẹ cô lấy nhau không vì tình yêu đích thực mà thực chất, mẹ cô là người phụ nữ muốn củng cố lại vị thế gia đình mình nên mới lấy ba cô. Đây là một cuộc hôn nhân có động cơ sâu xa là giá trị vật chất, giữa hai người chưa từng có khái niệm tình yêu. Cô bé có một cơ thể yếu ớt hay bị bệnh và cần phải có thuốc để duy trì tình trạng của mình, nên tất cả những gỉ cô có thể làm là quẩn quanh trong phòng với đám đồ chơi vô tri của mình trong sự cô đơn.
Hikage là một cậu bé sinh ra trong một khu ổ chuột nghèo đói. Cậu ra đời trong sự hắt hủi của người mẹ vì thực chất, mẹ cậu không hề muốn cậu ra đời. Cứ mỗi khi khổ quá là bà lại lôi cậu ra đánh đập để giải tỏa những bức xúc của mình. Một ngày kia, một người đàn ông (ba của Usagi) đến bỏ tiền ra để mua cậu về. Mục đích của việc này là do ông muốn cậu bé trở thành người kế thừa gia tài của mình. Usagi tuy là con gái ruột, nhưng cô bé quá yếu ớt, theo như ông nói là “có thể chết bất cứ lúc nào”, tài sản do cô nắm giữ sẽ không thể an toàn.
Mối quan hệ giữa Hikage và Usagi là mối quan hệ trong sáng đáng yêu giữa anh trai và em gái. Cậu dành cho Usagi tất cả tình thương của mình, và ngược lại Usagi ngay từ ban đầu gặp mặt cũng đã dành những tình cảm thuần khiết tự nhiên nhất của mình. Thời gian của hai người trôi qua rất hạnh phúc, chúng cùng đọc truyện cho nhau nghe, bảo vệ nhau khỏi những tổn thương mà thế giới người lớn đã tạo ra cho chúng. Tuy được sống trong gia đình giàu có, nhưng chưa khi nào cô bé cảm thấy hạnh phúc. Cô bé đã chứng kiến cảnh ba mẹ mình lớn tiếng với nhau vì chuyện gia tài và chạy đi vì không muốn phải nghe thêm bất cứ lời lẽ đau đớn gì nữa. Còn Hikage tuy thoát khỏi cuộc sống nghèo hèn bị đánh đập, nhưng khi bước chân vào căn nhà này, cậu cũng đối diện với lắm điều ngang trái. Là một đứa con bị nhặt về, cậu hoàn toàn không có giá trị trong mắt bà mẹ của Usagi. Bà cũng hắt hủi nó như bao người mẹ kế khác. Bà đổ sâu bọ trong thức ăn của nó. Bà xé đi tất cả những sách vở của nó. Bà xé đi quần áo của nó. Bà không thể chấp nhận được sự hiện diện của nó như một người kế thừa tương lai của cả gia tài kếch xù này. Lão cha của Usagi cũng không yêu thương gì cậu, mà chỉ muốn cậu thành công cụ để giữ vững cho tài sản của ông ta. Cả hai trái tim bị tổn thương bởi những lí do ích kỷ và khó hiểu của người lớn càng khiến cho mối quan hệ của hai anh em sâu đậm hơn, vì chúng chỉ có thể nhìn thấu trái tim của nhau. Tất cả những gì cậu làm, dù có phải dối trá, dù có phải nhục nhã, dù có phải quăng đi cả lòng tự trọng đều vì người em gái đán yêu của cậu. Cậu học cách nịnh hót để có thể yên bình ở bên Usagi mà không gặp bất cứ phiền toái nào. Khi gia đình Usagi xuống dốc trầm trọng, không còn đủ thuốc để lo cho Usagi, Hikage chạy khắp nơi, tìm mọi họ hàng, dập đầu xuống để cầu xin sự giúp đỡ từ họ, chịu đựng những lời lẽ ác độc, nguyền rủa từ họ. Cậu không quan tâm đó là kiểu tình thương gì, dù là thương hại cũng được. Chỉ cần có thuốc cho Usagi, cậu sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để có tiền. Nhưng tiếc thay, những sự nhục nhã cậu đã gánh chịu đến giờ đều vô ích, họ vờ hứa hẹn với cậu rồi ẵn sàng bội phản cậu.
Sự tồn tại Hikage đều gắn với hai chữ “lừa dối”, dù khi còn sống hay đã chết: “I learned to flatter to get by. I hated my father and adoptive mother, but I hid those feelings for the sake of my sister. I played the part of the good brother, the dutiful son. Before long, I became a compulsive liar” (Tạm dịch: Tôi học cách nịnh bợ để vượt qua mọi thứ. Tôi ghét lão cha và bà mẹ kế của, nhưng tôi đã chôn kín những cảm xúc đó vì lợi ích của em gái tôi. Tôi đóng vai người anh trai tốt, người con trai có trách nhiệm. Chẳng biết từ bao giờ, tôi trở thành một kẻ nói dối xuất sắc)
Cậu cho rằng những lời lẽ mình nói với Usagi cũng là dối trá và cậu cũng lừa dối cả chính mình, và luôn tự trách về điều đó: “I kept telling her that she would be alright. That I’d help her. The lie might simply have been to give myself courage. I kept telling myself it would be alright. It was an utterly lie. I shouldn’t have told that lie” (Tạm dịch: Tôi cứ mãi nói với em ấy rằng mọi chuyện sẽ ổn, rằng tôi sẽ giúp em ấy. Lời nói dối ấy có lẽ chỉ để tiếp thêm cho tôi dũng cảm. Tôi cứ tự nhủ với chính mình mọi thứ rồi sẽ qua đi. Đó thực sự là lời nói dối trắng trợn. Lẽ ra tôi không nên thốt ra những lời dối trá đó).
Trong mối quan hệ với họ hàng, tất cả những gì cậu nhận được cũng là sự dối lừa: “But the day the medicine was due to arrive came and went. And then my sister died shortly after. I realized that they had never had intention of procuring the medicine we badly needed (…). Everything was a lie. Perhaps it was punishment for my own deceptions. At least, that’s how I felt” (Tạm dịch: Nhưng cái ngày mà thuốc đáng lẽ phải được giao tới đã đến, và qua đi. Em gái tôi chết ít lâu sau đó. Và tôi đã nhận ra, ngay từ ban đầu họ đã không hề có ý định cho chúng tôi loại thuốc mà chúng tôi cần. (…). Mọi thứ là dối trá cả. Có lẽ đó là sự trừng phạt cho tội lỗi trước giờ của tôi. Ít nhất đó là những gì tôi nghĩ)
Đến thế giới “in-between” này, cậu lại tiếp tục con đường lừa gạt, diễn kịch suốt khoảng thời gian dài như với nhóm bạn.
Mất đi em gái, dường như cậu mất hết tất cả. Cậu dành tất cả cuộc đời mình nghiên cứu về ma thuật hắc ám, những bí thuật xa xưa để biến người chết có thể sống lại. Cậu giam mình trong phòng để chuyên tâm nghiên cứu những thứ bí ẩn đó. Quá trình ấy cùng với sự căm thù xã hội, chán ghét thế giới bên ngoài đã biến cậu thành một kẻ điên loạn, mất nhân tính, tha hóa. Những người xung quanh cứ thế mà xối xả vào cậu những lời như “thằng này điên rồi”. Tựa như con bướm đi tìm bạn đồng hành đã mất của nó, nó đã bị biến đổi, nó bị kẻ khác cười chê, nhưng nó vẫn kiên trì đi tìm Psychedelica. Và cũng tựa như con bướm ấy, cậu đã ngoảnh đầu lại khi chỉ còn một chút nữa là chạm đến điều mà cậu mong ước: “A lot of time had passed since her death. And the reflection of myself I saw in the water was not the me my sister knew. As the butterfly had become the black butterfly, I had completely changed as a result of my journey to Psychedelica. I was afraid she would reject me” (Tạm dịch: Em gái tôi đã mất rất lâu rồi. Và cái bóng hình mà tôi nhìn thấy dưới nước không phải là tôi mà em ấy từng biết. Như con bướm trắng đã bị chuyển thành bướm đen, tôi đã hoàn tòa thay đổi như một hệ quả tất yếu của chuyến hành trình đến Psychedelica. Tôi sợ hãi, sợ rằng em ấy sẽ chối từ tôi)

e) Sự tỉnh ngộ của Hikage

Trong các route trước, mỗi khi Hikage tiết lộ thân phận mình là một lần nguy hiểm đến thót tim, khiến người chơi phẫn nộ vì sự bạo chúa của cậu. Nhưng riêng lần này, sự tiết lộ ấy diễn ra nhẹ nhàng, sự tức giận chẳng thể kiếm ở đâu nữa. Hình tượng Hikage lúc này thật mong manh, thật rối bời không còn một chút gì của con người chín chắn bình tĩnh nữa. Tôi lúc này chỉ biết thương cảm cho những gì cậu đã trải qua, một tuổi thơ không hề “thơ”, không hề hạnh phúc như chính tên gọi của nó. Nhưng trước những lời nói chan chứa cảm xúc của Beniyuri, những giọt nước mắt hối hận như đã rỏ xuống trong trái tim già cỗi của Hikage, hòa làm một với dòng máu đang chảy: “You said that telling your sister “it’s all right” was a lie, but it wasn’t a lie. It was a wish (…). Yes, you wished for her to be well. It was an honest wish. And you did. Although your wish was only half – granted. This may have been in a roundabout way. And you’ve done the wrong things in the process. But you’ve regained yourself. You’re Hikage. Timid, kind Hikage, who loves his sister. That’s the real you. The Hikage in front of me isn’t a lie. This is the real you, the one you wanted” (Tạm dịch: Anh nói rằng việc nói với em gái của anh “mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi” là sự dối trá, nhưng thực ra nó không phải là nói dối. Nó là ước muốn. (…). Phải, anh ước cho em ấy được khỏe mạnh. Đó là một lời ước thật sự đến từ trái tim anh. Và anh đã thực sự thực hiện được ước muốn ấy, dù chỉ mới được một nửa. Tất cả những gì anh đã làm đến bây giờ là một vòng tròn lung tung không hồi kết. Và chắc chắn anh đã sai trên chuyến hành trình đó. Nhưng đến cuối cùng anh đã trở lại là chính mình. Anh là Hikage. Một Hikage rụt rè, thẹn thùng, tốt bụng hết mực yêu thương em gái của mình. Đó chính là bản chất thật của anh. Hikage đang ở trước mặt em không phải là dối trá. Đây thực sự là anh, là bản chất mà anh đã luôn kiếm tìm).
Hóa ra cuộc đời của anh có phải toàn dối trá đâu. Ít nhất đến hiện tại, từng khoảnh khắc hiện tại đang trôi qua, em đang thấy một Hikage đích thực đang đứng trước mặt mình, vì thế xin đừng tự trách và dằn vặt thêm bản thân nữa. Những lời chân tình của của Beniyuri đã khiến bóng tối đã ẩn sâu suốt trong trái tim cậu đã biến mất, chỉ còn lại hai chữ “giá như”. Hikage liên tục nói từ “giá như”. Phải, giá như tôi đã được gặp em sớm hơn. Giá như ngày mà em tôi chết, tôi có em kề bên để chữa lành trái tim khốn khổ này. Giá như những tháng ngày tôi mù quáng nhất, em xuất hiện, đưa tay lôi tôi ra khỏi sự tuyệt vọng đó. Giá như Beniyuri ở đó, cuộc đời của Hikage có lẽ đã khác, khác rất nhiều. Hai tiếng “giá như” cứ ngân vang mãi trong sự hối tiếc vì những gì mà bản thân cậu đã nhẫn tâm chà đạp lên. Để rồi cuối cùng trong sự hạnh phúc vì cuối cùng những góc khuất trong tim cậu cũng được giải thoát nhờ có sự hiện diện của Beniyuri, cậu đã tự kết liễu cuộc đời mình khi câu nói còn đang dở dang: “Em là…”. Rốt cuộc sau chừng đó chuyện, em là gì đối với anh. Cái thời khắc anh bóp cò súng, anh đã nghĩ điều gì trong đầu. Đến cuồi cùng, em là bạn, hay là người yêu của anh. Chẳng ai biết được chuyện đó, mối quan hệ thực sự giữa Hikage và Beniyuri sẽ để cho người chơi tự quyết định dựa trên những cảm nhận cá nhân của mình. Nhưng có một điều tôi biết chắc, là Beniyuri là một góc quan trọng trong trái tim của của Hikage. Dẫu sự tỉnh ngộ có diễn ra muộn màng, nhưng cuối cùng, anh cũng có thể thanh thản ra đi, đến thiên đường thực sự, để bắt đầu một cuộc sống mới

III/ NGHỆ THUẬT BIỂU TƯỢNG ĐẶC SẮC

Hình tượng là những hình ảnh được đưa vào trong tác phẩm với ý đồ nghệ thuật, thể hiện cách cắt nghĩa của người sáng tác đối với hiện thực đời sống được người nghệ sĩ ấy quan tâm, mổ xẻ. Hình tượng là những mã nghệ thuật được cài nhiều thông điệp, khiến cho câu chuyện có bề sâu hơn hẳn. Vì dù bất cứ một người nghệ sĩ nào khi sáng tác ra tác phẩm đều tạo ra cho mình một “tảng băng trôi”. Trên cơ sở được xây dựng bằng ngôn ngữ, những tác phẩm ấy cần phải có được sự cô đọng hàm súc nhất có thể, và điều đó dễ dàng được thực hiện qua hệ thống biểu tượng. Biểu tượng góp phần tạo nên cấu trúc “vẫy gọi” lôi kéo người tiếp nhận tìm đến và giải mã, từ đó nâng cao giá trị của tác phẩm. Psychedelica là một tác phẩm đã lồng ghép khá nhiều hình tượng xuất sắc, góp phần tô đậm tính nhân văn của cốt truyện

Hình tượng bướm- hình tượng bao trùm suốt cả game.

Ngay từ cái tên, là hình ảnh “bướm” đã xuất hiện: Psychedelica of Black Butterfly. Rồi đến những hình nền cũng có bướm. Rồi trong câu chuyện nhiều lần bướm cũng xuất hiện. Trong câu chuyện của Hikage và Usagi cũng thế. Nói chung, hình ảnh “bướm” xuất hiện vô cùng đậm đặc ở mọi ngóc ngách trong game. Trong chapter 3:3, Real World có đề cập đến “psychedelos” hay còn có tên gọi khác là “psychedelica”: “Psyche” means “soul” and also “butterfly”. “Delos” means “materialzation”. Since way back ancient times, butterflies were seen as vehicles for the soul. Souls that had cast aside their bodies became butterflies to move on. Countless number of butterflies head to the other side. In other words, “Psychedelos”. Though I think people are more familiar with the word “Psychedelica” (Tạm dịch: Psyche nghĩa là linh hồn và cũng có nghĩa là bướm. Delos có nghĩa là sự vật chất hóa. Từ thời xa xưa, bướm đã được xem là một bình chứa của các linh hồn. Những linh hồn đã rời bỏ thân xác trở thành những con bướm để đi đầu thai. Vô vàn những con bướm cứ như thế đi về thế giới bên kia. Nơi đó gọi là psychedelos. Mà tôi nghĩ thường thì người ta quen gọi là psychedelica hơn). Vậy rõ ràng, bướm có thể trở thành một hình tượng trong game cần được nhìn nhận một cách đúng đắn, để xem như một phương tiện đi sâu hơn về giá trị nhân văn của game.

Hình tượng bướm được xây dựng với nhiều nghĩa chồng chéo lên nhau, vừa đối lập vừa thống nhất với các nhân vật của chúng ta.

Thứ nhất, về nguyên thủy, bướm tượng trưng cho sự tự do trong nhiều nền văn hóa. Hình ảnh những con bướm bay chập chờn trong gió, không cố định mà cứ đi theo những quỹ đạo ngẫu nhiên có thể là thứ khiến nhiều người cho rằng bướm gắn liền với hai tiếng “tự do”, không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì. Nếu hiểu như thế, thì rõ ràng các nhân vật của chúng ta đứng ở thế đối lập lại. Họ không hề tự do. Họ bị trói buộc bởi chính họ, nói chính xác hơn là sự yếu đuối của họ với quá khứ của mình. Như tôi đã nói, cái ngày xảy ra tai nạn, cả Ai, Takuya, Aki đều đã từ chối bước tiếp. Họ không đủ dũng khí để bước tiếp. Linh hồn họ từ chối rời khỏi ngày mưa ấy, tại cái hồ ấy. Một sợi xích vô hình đã níu giữ họ lại xung quanh không-thời gian của ngày hôm đó.

Thứ hai, bướm còn tượng trưng cho sự thay đổi. Kết luận này có nguồn gốc từ việc bướm hình thành từ loài sâu xấu xí sau khi đã trải qua quá trình lột xác. Ý nghĩa “sự thay đổi” này cũng được kế thừa trong game, nhưng mang cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực. Cái ngày xảy ra tai nạn, trên con đường đến hồ và khám phá tòa biệt thự cũ kĩ, cả nhóm đã chứng kiến một con bướm trắng đang bay. Ngay sau đó vài giờ, thảm họa đã ập đến, đẩy các nhân vật của chúng ta vào “sự thay đổi”, kẻ đau đớn, người dằn vặt, tên trốn chạy. Trong thế giới Psychedelica, bướm cũng nhiều lần xuất hiện, đóng vai trò như một bản lề để khép lại tình huống này để mở ra tình huống bất ngờ khác, khiến nhịp truyện có khi thay đổi đột ngột nhưng lại không gây hẫng vì những con bướm như những vật thể trung chuyển.

Tuy nhiên, ta lại thấy có một điều dường như là tất yếu: “sự thay đổi” trong Real World chiếm thời gian rất ít, trong khi đó phần lớn thời gian lại tập trung vào “sự thay đổi” ở Psychedelica. Điều đó có nghĩa, “sự thay đổi” của những con người nơi Psychedelica mới thực sự đóng vai trò quan trọng; nói cách khác, “sự thay đổi” ở thế giới thực, dù tàn nhẫn, cũng chỉ là một bánh răng nhó trong một hệ thống lớn hơn, một “sự thay đổi” lớn hơn. Đến đây, ta lại trở về với câu hỏi, những nhân vật ấy, đã trải qua sự thay đổi lớn gỉ ở Psychedelica?

Hãy nhớ lại tình trạng của họ trước khi đến với Psychedelica: èo uột, ám ảnh, mất đi sức sống, tù đọng, quẩn quanh, bế tắc, đau đớn, dằn vặt. Nói chung là không khí xung quanh họ trước đây vô cùng ngột ngạt và không có lối thoát. Nhưng khoảng thời gian ở Psychedelica chính là khoảng thời gian những con người khổ đau ấy tụ hội lại, chiến đấu với những cảm xúc, góc khuất trong tim mình để rồi họ nhận ra rằng, vẫn có một tia sáng dành cho họ. Trốn thoát khỏi quá khứ không phải là cách giải thoát, ngồi đó để tự ăn năn mình cũng chẳng giải quyết được điều gì. Thứ duy nhất giải phóng họ khỏi quá khứ là trở về với quá khứ. Beniyuri từng nhận ra rằng: “Mình hiểu vì sao chúng ta lại đến đây [Psychedelica]. Chúng ta đến đây để cùng nhau đi vê”. Đó là một nhật xét chính xác. Tại sao sau ngần ấy năm dài đằng đẵng, họ lại gặp lại nhau, và cùng đến Psychedelica cùng nhau? Những nạn nhân của số phận năm xưa đã cùng nhau gặp lại, để rồi từ cuộc hội ngộ ấy, những mảnh ghép chưa từng được vén màn đã xuất hiện. Nếu họ không gặp biến cố và đến Psychedelica, liệu họ có thể thoát khỏi quá khứ? Liệu họ có dám đối diện lại với chính mình? Đến Psychedelica, và thoát khỏi đó, họ đã trở thành những con bướm mạnh mẽ, rực rỡ, tự tin hòa nhập trở lại với xã hội. Quá khứ của họ không biến mất, nó vẫn ở đó, ở trên đôi cánh của họ, chỉ là họ đã học cách chấp nhận và mang chúng trên đôi cánh của mình suốt hành trình còn lại. Đây chính là sự thay đổi lớn nhất, bao trùm toàn bộ cốt truyện. Trong phương diện này, bướm lại thống nhất với các nhân vật, nó biểu thị cho nhân vật.

Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, tập trung giá trị nhân văn của tác phẩm, theo quan niệm Ai Cập cổ đại, bướm chỉ có thể bay trong sự bảo vệ của thần Ra (thần mặt trời), nói cách khác, bướm chỉ có thể bay dưới ánh nắng mắt trời. Quan niệm này có lẽ xuất phát từ việc người Ai Cập cổ đại chỉ quan sát được bướm vào ban ngày. Theo họ, bướm và thần Ra có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Vậy điều này có liên quan gì đến các nhân vật? Nếu để ý, ta sẽ thấy các nhân vật, đặc biệt là Kagiha, thường xuyên nhắc đến việc áo ước được đi cùng Beniyuri dưới ánh mắt trời một lần nữa. Tất cả các nhân vật khi bị kẹt lại tại tòa biệt thự kì lạ này, đều thèm khát ánh mặt trời, mong muốn được đi dưới ánh sáng ấm áp ấy một lần nữa. Đến đây, ta chợt nhận ra điểm tương đồng giữa họ và những con bướm. Phải, những con bướm chỉ có thể tung cánh tự do dưới ánh sáng ban ngày. Những cánh bướm cũng chỉ có thể trở nên đẹp đẽ, lộng lẫy dưới sự soi chiếu của Mặt Trời. Bướm chỉ có thể sống hết mình, hết lí tưởng của nó khi được chìm đắm mình dưới ánh nắng đẹp đẽ và ấm áp. Nếu ta có mệnh đề biểu thị sự tương đồng giữa các nhân vật và bướm như sau: bướm = con người, mà bướm lại luôn hướng về phía ánh sáng để sự tồn tại của nó có ý nghĩa, thì cũng có thể dễ dàng suy ra rằng, con người cũng luôn hướng về ánh sáng để tìm lí tưởng sống cho mình. Con người, dù trong tăm tối, đau khổ hay bất hạnh, bế tắc hay tù đọng, cũng sẽ luôn hướng về ánh sáng của hạnh phúc, của lí tưởng như một lẽ tất yếu. Con người không sinh ra để bị nuốt chửng, để bị hủy diệt mà sinh ra để vượt qua tất cả những khó khăn, khiếm khuyết, để ngẩng cao đầu tìm kiếm mục đích sống cao cả của đời mình. Cài hình ảnh bướm với ý nghĩa như thế, tác phẩm này đã nêu lên một giá trị nhân sinh muôn đời: những con người đang đau khổ, hãy đứng lên và vượt qua nó, bởi vì cái nơi tăm tối ấy không phù hợp cho các bạn, nơi của các bạn – những con người – chính là ngoài kia, nơi có ánh sáng, tiếng cười và những người thân yêu đang đợi chờ các bạn.

Anonymous